Cách xử lý khi mẹ mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm

Trên thực tế, mặc dù đau bụng lâm râm khi mang thai tuần thứ 7 là dấu hiệu bình thường nhưng mẹ bầu cũng cần cẩn trọng nếu để ý thấy những triệu chứng khó chịu khác đi kèm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 7 tuần đau bụng lâm râm có thể là dấu hiệu bình thường khi thai làm tổ, ốm nghén, do tử cung co bóp hoặc vì tác dụng của hormone thai kỳ. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm nếu đi kèm 1 số triệu chứng.

  • Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm là hiện tượng gì?
  • Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần chú ý
  • Mẹ nên làm gì trong tình huống này?
  • Những điều cần chú ý ở tuần thai thứ 7

Mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm là hiện tượng gì?

Thai nhi 7 tuần tuổi đã bắt đầu “lộ” rõ trong bụng mẹ và lúc này mẹ bầu đã có thể cảm nhận được thai nhi trong bụng.

Một số hiện tượng của những tuần đầu thai kỳ có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng như ra máu âm đạo, mệt mỏi hay thậm chí là đau bụng lâm râm.

Đau bụng lâm râm khi mang thai tuần thứ 7 thường do các nguyên nhân sau.

Thai làm tổ

Trứng sau khi được thụ tinh sẽ đi về tử cung để bắt đầu làm tổ. Quá trình này thường kéo dài từ 7-10 ngày. Cũng trong thời gian này, các tế bào phôi thai bám chặt vào thành tử cung để tạo thành nhau thai. Một số mẹ bầu sẽ cảm thấy đau tức hoặc đau lâm râm ở bụng dưới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 7 tuần đau bụng lâm râm do ốm nghén

Theo thống kê, trong giai đoạn mang thai thì khoảng 70% chị em, có triệu chứng buồn nôn từ tuần thứ 4 cho đến tuần 16.  Các bà bầu luôn cảm thấy mệt mỏi do cơn nôn ói. Nhưng ở một số khác họ còn thấy hiện tượng đau tức bụng đi kèm.

Thai 7 tuần đau bụng bên trái có thể do ốm nghén

Xương chậu và tử cung co bóp

Mức độ đau bụng trong giai đoạn này cũng giống như khi bạn đau bụng kinh. Điều này là do xương chậu và tử cung co bóp. Mẹ bầu có thể cảm thấy đau ở bên này nhiều hơn bên còn lại. Thai 7 tuần đau bụng bên trái do nguyên nhân này. Đôi khi, mẹ bầu cũng sẽ thấy đau khi đứng quá lâu, khi cười, hắt hơi hoặc ho do áp lực đè lên vùng bụng đang ngày càng tăng lên.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Sự thay đổi hormone ở những tháng đầu của thai kỳ khiến cho quá trình chuyển hóa thức ăn bị đình trệ, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và kích thước tử cung giãn nở chèn ép trực tràng. Từ đó khiến mẹ bầu luôn có cảm giác đầy bụng và táo bón. Tình trạng này cũng là nguyên nhân gây đau bụng.

Thai 7 tuần đau bụng lâm râm - Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu nên cẩn thận

Mặc dù đau bụng lâm râm khi mang thai những tuần đầu tiên là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần cẩn trọng nếu để ý thấy những triệu chứng khó chịu khác đi kèm như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cơn đau chuyển sang mức độ dữ dội. Âm đạo ra máu đen như bã cà phê đồng thời có dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu.
  • Xuất hiện cảm giác đau quặn không có chiều hướng giảm nhưng lại tăng lên đáng kể, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi và máu đông ở dạng cục.

Mẹ bầu nên làm gì khi thai 7 tuần đau bụng lâm râm?

Với tình trạng đau bụng này, bạn nên thực hiện theo các bước như sau:

  • Xác định cơn đau của mình ở mức độ nào. Ít hay nhiều, có dữ dội hay không?
  • Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 có các hiện tượng khác đi kèm không, đặc biệt là âm đạo có ra máu hay không?

Nếu câu trả lời là có thì lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ bầu là bạn nên đi khám để được thực hiện các xét nghiệm phù hợp và cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những điều cần chú ý ở tuần thai thứ 7

Thai 7 tuần đã bắt đầu hình thành phổi, hàm, mũi, và vòm miệng. Cùm bàn tay và chân có cấu trúc giống mạng nhện, sau này sẽ trở thành ngón tay và ngón chân.

Bộ não của bé trở nên phức tạp hơn trong tuần thứ 7 của thai kỳ. Hộp sọ hình tròn và trong suốt bắt đầu hình thành để bảo vệ bộ não. Ống thần kinh hiện tại đóng kín, hai bán cầu não bắt đầu hình thành. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai.

Hình ảnh thai 7 tuần tuổi

Mang thai 7 tuần kiêng ăn gì? Hãy hạn chế tối đã những thực  phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thai như đu đủ, dứa, sữa chưa tiệt trùng, đồ ăn sống, rau ngót...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng khuyên mẹ:

  • Sang tuần thứ 7, mẹ cần tăng gấp đôi hàm lượng sắt cho cơ thể để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
  • Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Hạn chế thức ăn gây kích thích hệ tiêu hóa và tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi
  • Mẹ nên tập thể dục thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng, cường độ và thời gian vừa phải
  • Các mẹ làm việc văn phòng phải ngồi nhiều nên đứng dậy đi lại sau mỗi 30 phút.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...

Nguồn tham khảo: Sự phát triển của thai nhi 7 tuần - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương