Thai 39 tuần gò cứng bụng liệu có phải dấu hiệu mẹ sắp sinh

Đôi khi trường hợp thai 39 tuần gò cứng bụng cũng là dấu hiệu sắp sinh nên mẹ bầu cần lưu ý. Nếu cơn gò cứng bụng xuất hiện liên tục, âm ỉ ở bụng dưới, không thuyên giảm khi mẹ đổi vị trí,… đó là tín hiệu báo động cho bạn biết bé cưng đang muốn ra ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều mẹ mang thai những tháng cuối thắc mắc không biết thai 39 tuần gò cứng bụng là hiện tượng gì. Liệu đây có phải là dấu hiệu sắp sinh không? Có nguy hiểm không? Hiện tượng thai gò nhiều trong thời gian này cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp bình thường, nhưng cũng có một số trường hợp cảnh báo mẹ cần đến bệnh viện ngay.

  • Thai 39 tuần gò cứng bụng có đáng lo không?
  • Nguyên nhân thai 39 tuần gò cứng bụng
  • Bà bầu mang thai 39 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu sắp sinh?
  • Phải làm sao khi thai gò cứng bụng những tuần cuối?

Thai 39 tuần gò cứng bụng có đáng lo không?

Hiện tượng này thật ra khá phổ biến và mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Nhiều bà bầu thậm chí đã bắt đầu bị căng cứng bụng từ tuần thứ 16 thai kỳ. Theo các chuyên gia, dấu hiệu này chứng tỏ thai nhi vẫn đang phát triển tốt trong bụng mẹ.

Nguyên nhân thai 39 tuần gò cứng bụng

Em bé gò nhiều tuần 39 do bé ngày càng lớn

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ mang căng tức là do bé yêu ngày càng lớn, khung xương bé ngày càng to ra nên mỗi lần bé cựa quậy có thể khiến bụng mẹ bị gò căng cứng, nhất là đối với những mẹ có thân hình ốm.

Táo bón

Mẹ bầu mang thai bị táo bón là chuyện rất phổ biến và bình thường do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Táo bón cũng là một nguyên nhân khiến bụng mẹ bị gò căng cứng trong tuần thứ 39 này. Càng về những tuần sau, tình trạng táo bón của mẹ có thể sẽ càng thêm nghiêm trọng do áp lực của thai nhi đè lên tử cung, và dĩ nhiên điều này cũng khiến bụng mẹ bị gò căng cứng hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên uống nhiều nước và bổ sung thêm chất xơ để hạn chế những khó chịu này nhé.

Mẹ xoa bụng quá nhiều

Những tác động bên ngoài như xoa bụng quá nhiều, massage bầu ngực hay đầu ti thường xuyên cũng khiến bà bầu dễ bị gò căng cứng bụng, ngoài ra điều này còn có thể tạo nên những cơn co thắt chuyển dạ sớm khiến mẹ sinh non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tâm lý căng thẳng

Những ngày gần sinh hẳn mẹ bầu sẽ rất lo lắng không biết mình có vượt cạn thành công hay không, mình đã chuẩn bị đủ mọi thứ để chào đón bé ra đời chưa,… những lo lắng này có thể khiến ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu. Vậy nên, thay vì quá lo lắng, mẹ hãy giữ cho tâm trạng luôn thoải mái và thư giãn nhé.

Nguyên nhân bất thường

Ngoài những trường hợp trên, mẹ bầu cũng nên để tâm đến các nguyên nhân bất thường này. Nếu cơn gò tử cung tuần 39 xuất hiện với tần suất cao (khoảng 5-10 phút/lần) và có kèm theo chảy máu âm đạo, đó có thể là dấu hiệu của:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nhau thai rụng sớm
  • Thai chết lưu
  • Nhau thai rách
  • Nhiều nước ối
  • Nhau thai nằm trước

Những hiện tượng này khá là nguy hiểm nên lúc này, mẹ nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa khám và đưa ra những xử lý kịp thời mẹ nhé.

Bà bầu mang thai 39 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Bên cạnh những nguyên nhân thông thường như trên, đôi khi trường hợp mang thai 39 tuần gò cứng bụng cũng là dấu hiệu sắp sinh nên mẹ bầu cần lưu ý. Nếu cơn gò cứng bụng xuất hiện liên tục, âm ỉ ở bụng dưới, không thuyên giảm khi mẹ đổi vị trí, ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như chảy máu âm đạo hay còn gọi là “máu báo”, đau lưng, căng cơ vùng xương chậu, chuột rút,… đó là tín hiệu “báo động” cho bạn biết bé cưng đang muốn ra ngoài.

Phải làm sao khi thai gò cứng bụng những tuần cuối?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu như thai 39 tuần bụng căng cứng chỉ là cơn gò sinh lý thông thường chứ không phải dấu hiệu chuyển dạ, vậy mẹ cần làm gì để có thể dễ chịu hơn trong tình trạng này? Dưới đây là một số tips cho mẹ bầu giúp giảm đau bụng hiệu quả:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể bằng các hoạt động giải trí lành mạnh
  • Ngủ đủ cả buổi trưa lẫn ban đêm
  • Tắm bằng nước ấm để làm dịu cơ thể, giúp các cơ ở vùng xương chậu được nới lỏng để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên mẹ tránh dùng nước quá nóng và không nên ngâm bồn quá lâu
  • Hít thở chậm, sâu và thay đổi tư thế khi bạn thấy đau bụng
  • Uống nhiều nước, nhất là vào những ngày trời nắng nóng giúp hạn chế các cơn gò vô cùng hiệu quả.
  • Tăng cường ăn nhiều trái cây, rau quả tươi để bổ sung chất xơ, ngăn ngừa táo bón

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin về tình trạng mẹ bầu gặp cơn gò cứng bụng trong tuần thai thứ 39. Những tuần cuối cùng đã đến và mẹ bầu hẳn đang rất lo lắng cho những ngày sắp tới để chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời.

Cơn gò cứng bụng ở tuần thai thứ 39 thực chất rất phổ biến ở nhiều mẹ và không gây hại gì cho sức khỏe thai kỳ cả nếu như mẹ không thấy cơn gò xuất hiện kèm những triệu chứng khác. Vì vậy, mẹ không cần phải qua lo lắng nhé. Chúc mẹ con bạn sẽ vượt cạn thành công và thật khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy