Ảnh hưởng khi sinh mổ chủ động ở tuần thai thứ 38

Mang thai ở tuần thứ 38 đồng nghĩa với việc thai nhi được khoảng 9 tháng 14 ngày tuổi. Lúc này, sự phát triển của bé được xem như đã toàn diện. Nhiều mẹ bầu cũng chuyển dạ và sinh ở thời điểm này. Trên thực tế chỉ có khoảng 4% đến 5% mẹ bầu sinh đúng hoặc gần với ngày dự sinh. Liệu thai 38 tuần đã mổ được chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 38 tuần mổ được chưa? Ở tuần thai này bé đã sẵn sàng để tồn tại độc lập tại môi trường ngoài, tuy nhiên mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

  • Thai 38 tuần mổ được chưa?
  • Khi nào bắt buộc phải sinh mổ trước khi có dấu hiệu chuyển dạ?
  • Bất lợi khi mổ lấy thai chủ động
  • Lưu ý cho mẹ và bé

Thai 38 tuần mổ được chưa?

Mang thai ở tuần thứ 38 đồng nghĩa với việc thai nhi được khoảng 9 tháng 14 ngày tuổi. Lúc này, sự phát triển của bé được xem như đã toàn diện. Nhiều mẹ bầu cũng chuyển dạ và sinh ở thời điểm này. Trên thực tế chỉ có khoảng 4% đến 5% mẹ bầu sinh đúng hoặc gần với ngày dự sinh.

Ngược lại, một số bé vẫn tận dụng tối đa mỗi ngày trong bụng mẹ để tiếp tục phát triển. Khoa học chứng minh rằng bộ não của thai nhi vẫn tiếp tục phát triển trong những tuần cuối cùng của thai kỳ. Từ tuần 35 đến tuần thứ 39, não của bé có thể phát triển đến 30% kích thước.

Mẹ bầu 38 tuần đã mổ được chưa? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Ở tuần thai thứ 38, bé đã vừa đủ tháng và sẵn sàng tồn tại độc lập với cơ thể người mẹ. Vì vậy, đáp án của câu hỏi thai 38 tuần mổ được chưa là có thể được. Nhưng mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Nếu bác sĩ xét các yếu tố và đánh giá mẹ có thể phẫu thuật lấy thai thì mới được thực hiện.

Có nên mổ lấy thai chủ động?

Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long khuyến cáo, tất cả các trường hợp cần thiết mổ lấy thai phải được hội chẩn và chỉ định chặt chẽ, không nên lạm dụng mổ lấy thai chủ động để mẹ và bé phải chịu những rủi ro không đáng có. Hậu quả lâu dài cho mẹ và bé là khó lường trước được và có thể theo trẻ suốt cuộc đời.

Chính vì lẽ đó các bà mẹ cần có kiến thức về điều này để có những quyết định khoa học, hợp lý và phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Cần nhớ rằng sự an toàn của bản thân và sức khỏe của trẻ là điều quan trọng nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Nguyên nhân đến từ phía mẹ

  • Sản phụ đang mắc bệnh nặng, không thể tiếp tục mang thai.
  • Trường hợp mang đa thai tức mẹ mang nhiều thai cùng một lúc.
  • Những người lần đầu mang thai trên 35 tuổi hoặc đã sinh mổ nhiều trước đây.
  • Sức khỏe của người mẹ không đảm bảo. Đặc biệt mẹ bị huyết áp cao, bệnh lý về tim mạch, suy thai cấp,...
  • Mẹ đã từng phẫu thuật tử cung trước đây. Ngoài ra mẹ sở hữu tử cung có sẹo mổ cũ do mổ lấy thai nhiều hơn 2 lần, mổ bóc u xơ tử cung hay mổ tạo hình tử cung cũng được chỉ định sinh mổ khi chưa chuyển dạ.
  • Sản phụ có tiền sử sản khoa nặng nề. Tiêu biểu như thai chết lưu nhiều lần, thai chết lưu trước chuyển dạ.
1 số trường hợp bắt buộc phải sinh mổ (Nguồn ảnh: istockphoto)

Nguyên nhân do thai và phần phụ của thai

  • Vị trí đầu của thai nhi sai tư thế, trẻ bị thiếu oxy
  • Thai nhi lớn: bé nặng hơn 4kg đối với con rạ, hơn 3,5 kg đối với con so.
  • Thai bị suy dinh dưỡng: Cân nặng lúc đẻ dưới 2,5 kg.
  • Dấu hiệu suy thai rõ rệt: Nhịp tim thai quá nhanh hoặc quá chậm
  • Trường hợp suy thai mãn tính trong tử cung.
  • Phần phụ của thai: Rau tiền đạo trung tâm, rau tiền đạo chảy máu nhiều lần. Hoặc rau xơ hóa nặng (cấp độ III - IV), chỉ số ối < 30 (cạn nước ối).

Những bất lợi cho mẹ và bé khi mổ lấy thai chủ động

Đối với bà đẻ

Trong quá trình mổ lấy thai, mẹ có thể bị tai biến do gây mê hay do phẫu thuật như: Phạm phải động mạch tử cung, bàng quang, ruột, khâu trúng niệu quản... Sản phụ có thể bị mất máu nhiều hơn bình thường do hậu phẫu kéo dài.

Sau sinh mổ, biến chứng nhiễm trùng vết mổ có thể khiến bạn phải dùng kháng sinh nhiều và lâu hơn. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sự hồi phục của tử cung và sức khỏe.

Đa số các mẹ đều không thể cho con bú trong những giờ đầu sau sinh mổ. Về lâu dài, sự phân tiết bình thường của tuyến sữa cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cuối cùng, nếu cơ địa của mẹ không tốt, vết mổ có thể để lại sẹo ngoài da. Bên cạnh đó, sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau. Vết mổ trên tử cung của mẹ cũng có thể gây ra tình trạng dính ruột và tắc ruột.

Đối với bé

Nếu sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng hơn trẻ sinh thường. Lý do là vì không được tiếp xúc với vi khuẩn ở đường sinh thường. Bé sẽ bị thiệt thòi vì thiếu hụt sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Tỷ lệ khu trú của các vi khuẩn có lợi đường ruột sẽ phải mất tới 6 tháng sau mới bắt kịp các trẻ sinh thường.

Trẻ sinh mổ gặp nhiều bất lợi hơn sinh thường (Nguồn ảnh: istockphoto)

Những lưu ý dành cho mẹ sau sinh mổ để mau chóng hồi phục

  • Chọn tư thế nằm: Trong 6 giờ đầu, thuốc tê vẫn còn tác dụng trên cơ thể. Để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc là đau đầu, mẹ nên nằm duỗi thẳng người. Sau đó, khi thuốc tê không còn, mẹ sẽ phải chống chịu với những cơn đau từ vết mổ. Lúc này, mẹ hãy nằm nghiêng 1 bên và kê một chiếc gối thấp ở sau lưng.
  • Nếu vết mổ sau sinh gây đau đớn và khó chịu vượt ngưỡng sức chịu đựng, mẹ đừng ngại hỏi bác sĩ sử dụng thuốc giảm đau.
  • Ăn nhiều rau củ quả: Sau kỳ sinh mổ, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ rất quan trọng. Mẹ sẽ tránh bị táo bón, đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa co bóp.
  • Chăm sóc vết mổ và nghe theo hướng dẫn của các y bác sĩ.
  • Cố gắng đứng lên, đi lại sớm để tránh trường hợp bị dính ruột và tắc ruột.

Như vậy để giải đáp cho câu hỏi thai 38 tuần mổ được chưa, mẹ cần lắng nghe cơ thể của mình và tình trạng của bé nhé. Tốt nhất mẹ nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ trước. Sau đó thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra toàn diện ở tuần 38 mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ - Vinmec

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hòa Đặng