Thai gò nhiều ở tuần 37, mẹ cảnh giác dấu hiệu sắp chuyển dạ

Tắm nước nóng hoặc massage cùng tinh dầu, uống thật nhiều nước là những cách giúp mẹ bầu dễ chịu hơn với tình trạng thai gò nhiều ở tuần 37.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai gò nhiều ở tuần 37 có phải dấu hiệu chuyển dạ hay không? Nếu bạn thấy bụng gò cứng liên tục 5 phút/ lần trong suốt 1 giờ thì rất có thể đây là dấu hiệu sắp sinh.

  • Sự phát triển của thai 37 tuần
  • Thai 37 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ?
  • Thai 37 tuần gò nhiều mẹ nên làm gì?

Sự phát triển của thai 37 tuần

Mặc dù phải đến 3 tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nhưng đến tuần này nếu mẹ có dấu hiệu chuyển dạ thì cũng được xem là đủ tháng rồi nhé! Thai nhi 37 tuần tuổi nặng khoảng 2,8 – 3 kg và dài khoảng 48,6 – 50 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân.

Lúc này, bé đang dần hoàn thiện các tế bào da, tóc đã xuất hiện khá nhiều. Trông chúng như những sợi lông tơ vậy. Trông bé yêu của mẹ đã phổng phao, hồng hào và sẵn sàng cho việc chào đời rồi đấy.

Thai 37 tuần gò nhiều

Các cơ quan trong cơ thể hầu hết đều đã hoàn thiện và có thể hoạt động độc lập. Đặc biệt là hệ thống cơ quan hô hấp của bé đã hoàn thiện và có thể bắt nhịp với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Toàn bộ cơ thể bé bây giờ được bao phủ bởi một lớp chất nhờn. Bé đã có khoảng 300 chiếc xương, trong khi người lớn chỉ có 206 chiếc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hầu hết hệ thống xương trong cơ thể bé như xương ống tay, ống chân, xương cột sống đều đã cứng cáp. Tuy nhiên bộ xương sọ của bé thì vẫn còn chưa cứng để giúp bé dễ dàng chui ra ngoài khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ.

Thai 37 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ?

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết “Tuần 37 là giai đoạn nhạy cảm với mẹ bầu bởi thai nhi có thể ra đời bất cứ lúc nào. Vì thế mẹ nên phân biệt rõ ràng giữa cơn gò sinh lý với cơn gò chuyển dạ để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ. Ở cơn gò sinh lý, sẽ diễn ra trong 30-60 giây, mỗi ngày vài lần, chỉ là cơn gò nhẹ, không gây đau đớn cho mẹ. Đối với cơn gò chuyển dạ, mẹ sẽ đau quặn ruột, càng dồn dập với cường độ tăng dần, đi kèm với tình trạng ra dịch nhầy hồng âm đạo hoặc vỡ ối”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 37 tuần gò nhiều

Để xác định chính xác nhất thì mẹ nên theo dõi chiều hướng hoạt động của cơn gò. Nếu như mẹ bầu cảm nhận bụng mình gò cứng liên tục 5 phút/ lần trong suốt 1 giờ thì rất có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ. Trường hợp cơn gò của mẹ là gò sinh lý (Braxton Hicks) thì mẹ không cần lo ngại.

Nếu không xác định được mình đang bị đau do cơn gò Braxton Hicks hay đau đẻ thật thì mẹ có thể đến bác sĩ kiểm tra cho chính xác. Mẹ có thể yên tâm khi cơn gò không xuất hiện cùng các triệu chứng như đau lưng hay chảy máu âm đạo thì sẽ không có gì nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 37 tuần gò nhiều mẹ nên làm gì?

Trái ngược với cảm giác khó chịu khi bụng mẹ gò cứng liên tục, các chuyên gia cho rằng người mẹ nhân cơ hội này nên tập hít thở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp đến. Trong trường hợp nếu các cơn gò Braxton Hicks khiến mẹ mệt mỏi, mất sức thì mẹ nên nằm ngủ nghiêng sang trái để bụng mẹ dễ chịu hơn.

Một cách khác khiến cảm giác khi thai gò nhiều ở tuần 37 dễ chịu hơn. Đó là tắm nước nóng hoặc massage cùng tinh dầu. Mẹ đừng quên uống thật nhiều nước trong thời gian này. Vì thiếu nước không chỉ khiến mẹ bị táo bón, phù chân, mà các cơn gò cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong trường hợp nếu như mẹ thấy cơn gò có những dấu hiệu bất thường như đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc vùng lưng, căng cơ, chèn ép mạnh ở vùng xương chậu, các cơn co thắt dồn dập, ra dịch hồng… Lúc này mẹ nên cảnh giác và theo dõi kỹ vì có thể là cơn đau chuyển dạ. Nếu xác định đau chuyển dạ thì mẹ hãy đến bệnh viện để các bác sĩ giúp đỡ kịp thời nhé.

Nguồn tham khảo: Phân biệt cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý và thai máy – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Bài viết của

ngocanh