Thai nhi 36 tuần ít đạp - Mẹ bầu nên làm gì?

Thai nhi 36 tuần ít đạp - Mẹ bầu nên làm gì?

Thai 36 tuần ít đạp là dấu hiệu bất thường khiến mẹ bầu nào cũng cảm thấy lo lắng, không biết bé yêu có gặp vấn đề gì không? Thay vì hoạt động vặn mình, đạp, đá, mút tay, ngáp… thì em bé lại nằm thin thít “trầm tư”. Các mẹ bầu hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giúp mình chủ động hơn nhé!

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần có gì đặc biệt?

Thai nhi 36 tuần có nghĩa là mẹ đang bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ, bé cưng đã chuẩn bị sẵn sàng chào đời với những đặc điểm cụ thể như sau:

  • Khi mẹ mang thai 36 tuần, em bé có kích thước tương đương một quả đu đủ. Bé sẽ có chiều dài khoảng 50 cm từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 3kg. Trong tháng cuối này em bé sẽ tăng trưởng chậm lại
  • Thính giác của bé trở nên nhạy bén hơn bao giờ hết. Con thậm chí đã có thể phản xạ với âm thanh nghe được từ bên ngoài
  • Hệ tiêu hóa của bé tương đối phát triển và sẽ tiếp tục hoàn thiện trong 1 – 2 năm đầu đời
  • Nhiều cơ quan và hệ thống như hệ tuần hoàn máu, hệ miễn dịch của bé đã khá trưởng thành để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài
  • Má của bé hình thành lớp mỡ và cơ tạo nên khuôn mặt phúng phính của bé. Ngoài ra, lớp sáp bã nhờn bao phủ 9 tháng qua cũng biến mất
  • Các xương sau này tạo nên hộp sọ của bé giờ đây vẫn chưa liền hẳn nhằm giúp bé dễ dàng di chuyển qua kênh sinh trong khi đầu bé được bảo vệ trong xương chậu của mẹ (hiện tượng này được gọi là sự đúc khuôn hộp sọ và sẽ bảo vệ đầu bé trong khi bé được sinh ra); hầu hết các xương và sụn của bé vẫn khá mềm cho phép quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

thai-36-tuan-it-dap

Lý giải nguyên nhân tại sao thai nhi 36 tuần ít đạp

Ở thời điểm này, thai nhi 36 tuần đã trưởng thành và đang trong giai đoạn “tăng tốc” để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, 1 điều khác biệt mẹ có thể thấy được trong tuần này chính là con đạp ít hơn so với những tuần thai trước. Theo ý kiến của các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu có thể do:

  • Bé bị suy dinh dưỡng hoặc nguồn cung cấp oxy từ mẹ đến thai nhi không đủ
  • Kích thước và cân nặng thai nhi quá lớn, tử cung trở nên chật chội làm bé ít đạp hơn
  • Ở tháng cuối cùng, đầu bé đã quay xuống dưới và xuống sâu gần tử cung hơn, việc vận động với bé lúc này trở nên khó khăn hơn
  • Mẹ bầu 36 tuần nếu nhịn ăn, ăn kiêng, ăn chay sẽ làm giảm nồng độ đường trong máu khiến bé ít cử động.

Tuy nhiên không phải em bé nào cũng sẽ ít đạp hơn từ tuần thai này trở đi, với những mẹ đã từng sinh con trước đó, vùng chậu của mẹ sẽ nở ra ở 1 mức độ nhất định nên vẫn có đủ chỗ cho bé cử động. Ngoài ra việc thai nhi vận động nhiều hay ít còn là đặc điểm riêng của từng bé, có những em bé đã nghịch ngợm và vận động nhiều ngay từ khi còn trong bụng mẹ trong khi 1 số bé khác lại “hiền lành” hơn nên ít đạp hơn.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi 36 tuần ít đạp?

Tùy vào nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà mẹ nên có biện pháp giải quyết khác nhau. Nếu thai nhi cử động ít do nguyên nhân sinh lý bình thường thì mẹ hoàn toàn không cần quá lo lắng về chuyện tần suất bé đạp ít đi. Thay vào đó, mẹ nên dành nhiều thời gian để ngủ và nghỉ ngơi chờ ngày bé chào đời.

Trường hợp khác nếu do nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé thì mẹ nên lưu ý các biện pháp khắc phục kịp thời như sau:

  • Chú trọng chế độ dinh dưỡng khi mang thai đầy đủ và cân đối, tránh ăn kiêng, nhịn đói để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
  • Khi thấy bé “im ắng”, mẹ có thể ăn một chút đồ ngọt hoặc nằm nghỉ ngơi thư giãn, nghe nhạc để kích thích bé cử động
  • Mẹ nên học cách đếm thai máy để theo dõi các cử động của thai nhi, bắt đầu đếm từ 9h sáng cho đến hết ngày, đối với thai nhi 36 tuần thì ít nhất phải có 10 cử động
  • Nếu thấy bé không cử động trong suốt 24 giờ thì mẹ cần thông báo việc này cho bác sĩ để kiểm tra cử động thai.

thai-36-tuan-it-dap

Một số lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu

Khi mẹ bầu mang thai tuần 36, các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ nên:

  • Vận động nhẹ nhàng: Bác sĩ khuyến khích các mẹ bầu nên vận động một cách nhẹ nhàng để giúp máu được lưu thông, kích thích tuần hoàn đến thai nhi tốt hơn
  • Chuẩn bị vật dụng cần thiết khi sinh
  • Chọn bệnh viện phù hợp để sinh bé

Khi nào cần gặp bác sĩ ngay?

Mẹ bầu nên gặp ngay bác sĩ nếu có triệu chứng sau:

  • Cơn đau co thắt rất mạnh và liên tục
  • Chảy máu âm đạo từ trung bình đến nhiều
  • Đau bụng dữ dội
  • Rò rỉ nước ối với số lượng trung bình đến nhiều
  • Em bé giảm hẳn cử động hoặc không cử động.

thai-36-tuan-it-dap

Khoảng thời gian mang thai tuần 36 rất cận kề với ngày sinh nở. Hy vọng qua bài viết này mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc” vượt cạn” sắp tới. Chúc các mẹ bầu chuyển dạ an toàn.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!