Chế độ chăm sóc khi thai 30 tuần, giúp mẹ và bé đều khỏe

Để thai nhi 30 tuần phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý đảm bảo lượng khoáng chất và vitamin nạp vào. Omega-3 là một chất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé. Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 vào thực đơn hàng ngày của mình nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 30 tuần với sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn khiến cơ thể mẹ bầu càng mệt mỏi. Vì thế mẹ nên chú trọng vào chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khoẻ mạnh để tăng cường các chất có lợi cho sức khỏe.

  • Sự phát triển của thai 30 tuần
  • Thay đổi của mẹ bầu
  • Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khoẻ mạnh
  • Gợi ý cho tuần này

Sự phát triển của thai 30 tuần

Thai 30 tuần - Em bé trong bụng là một vận động viên nhào lộn tí hon
  • Thai 30 tuần tuổi to bằng cái bắp cải và có chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng 36 - 38 cm (từ đầu đến mông 25 - 27 cm) và nặng khoảng 1,33 - 1,35 kg.
  • Thời gian này, đầu của bé ngày càng lớn hơn. Não bộ của bé đang phát triển rất nhanh và kích thước vòng đầu lúc này cũng tăng trưởng không ngừng để đáp ứng theo. Gần như tất cả thai nhi đều phản ứng với âm thanh ở tuần thứ 30 này.
  • Để chuẩn bị cho quá trình hô hấp sau này, bé sẽ bắt chước các động tác thở bằng cách liên tục chuyển động cơ hoành của mình. Các chuyển động này rất nhịp nhàng nhưng đôi khi bé bị nấc cụt vì hít phải nước ối.
  • Nếu là một bé trai, tinh hoàn lúc này đã di chuyển từ gần thận về tới háng. Nếu là một bé gái, âm vật đã “chồi” lên bởi vì 2 môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ.
  • Lông tơ của bé đang dần biến mất. Khi cơ thể bé dần hoàn thiện, các lớp chất béo tích tụ dần dưới da khiến thân nhiệt cơ thể tăng lên và không cần đến sự giữ ấm của lông bao bọc nữa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thấy được những chiếc lông này ở lưng va vai còn sót lại sau khi bé chào đời.
Thai 30 tuần trong bụng mẹ

Thay đổi của mẹ bầu

Bước vào tuần 30, thai phụ sẽ có nhiều thay đổi về cơ thể cũng như tâm lý.

  • Mẹ đã cảm nhận bụng bầu thật sự lớn hơn và ngực cũng lớn không kém. Càng ngày bạn càng khó nhìn thấy đầu gối hơn, và rốn có thể đã lồi ra. Ngực và phần đầu của bụng không còn cách nhau bao nhiêu.
  • Hãy để ý xem có các nốt mẩn đỏ dưới ngực hay không; mồ hôi sẽ làm các nốt ban này nổi nhiều hơn. Bạn có thể tắm mát, bôi một lớp mỏng phấn rôm để tránh bị nấm.
  • Có khi bạn thấy mình “xì hơi” khi ngồi xuống. Là do cơ thể tự xả hơi để giảm trọng lượng đè lên đôi chân. Hãy tránh những chỗ đông người, và hãy tập đi lại thong thả. Hãy tìm cách nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày.
  • Cơ thể bạn sẽ tăng cân cùng với sự phát triển của bé. Trong những tuần này, một số chị em tăng nửa kg mỗi tuần. Tình trạng cơ thể giữ nước là một trong những nguyên nhân làm tăng cân. Mẹ hãy chú ý xem mình có tăng cân nhanh và đột ngột, hoặc có nhiều cơn đau đầu nặng hay không. Đây những triệu chứng bất thường, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn có những thay đổi này.
  • Khi mẹ mang thai được 30 tuần, tử cung phình to có thể chén ép lên các dây thần kinh liên kết với hai cẳng chân hoặc hai cánh tay, khiến chúng dễ bị tê cứng.
Cải thiện tình trạng mệt mỏi khi mang thai với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khoẻ mạnh

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý đảm bảo lượng khoáng chất và vitamin nạp vào. Omega-3 là một chất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé. Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 vào thực đơn hàng ngày của mình nhé. Omega-3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, quả hạch và dầu cá, dầu hạt cải, dầu oliu,…

Thời gian này, mẹ cần nạp vào rất nhiều protein, vitamin C, axit folic, và canxi (khoảng 200mg mỗi ngày cho sự phát triển khung xương của thai nhi); vì vậy, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu các loại dưỡng chất này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất sắt, có tác dụng giúp sản sinh các tế bào hồng cầu cho quá trình tạo máu ở thai nhi. Lưu ý viên sắt có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón. Mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm như thịt nạc, rau màu xanh đậm, ngũ cốc và các thực phẩm giàu chất xơ để bổ sung thêm sắt mà vẫn hạn chế tình trạng táo bón thường gặp khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gợi ý cho tuần này

Mẹ chưa cần phải sắp xếp ngay túi đồ đi sinh, nhưng có thể bắt đầu lên danh sách các thứ cần mang đến bệnh viện. Ngoài vài bộ quần áo và bàn chải đánh răng, mẹ còn nên mang theo:

  • Các món ăn nhẹ để duy trì năng lượng và kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà để tránh hôi miệng.
  • Tất và dép lê thoải mái.
  • Chiếc gối yêu thích.
  • Một số sách báo giải trí
  • Áo ngủ và áo ngực loại cho con bú.
  • Quần áo để mặc cho bé khi được về nhà.
  • Một máy ảnh hoặc máy quay phim, pin mới, và phim hay thẻ nhớ mới nếu cần thiết.

Nguồn tham khảo: Sự phát triển của thai nhi tuần 30 - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Bài viết của

ngocanh