Được làm mẹ là điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Để rồi sau đó, khi đã có thai, mẹ bầu phải đi khám và theo dõi. Vậy, thai 22 tuần phải làm xét nghiệm gì?
- Thai 22 tuần phải làm xét nghiệm gì?
- Tổng quan sự phát triển của bé trong 22 tuần
Khi mang bầu, các mẹ nên nhớ những mốc thời điểm quan trọng là 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Đây là những mốc hết sức quan trọng. Điển hình nhất, thai 22 tuần là thời điểm mấu chốt để khảo sát dị tật thai nhi.
Mẹ bầu phải ghi ngay vào sổ: Thai 22 tuần phải làm xét nghiệm gì?
Vì sao lại là 22 tuần?
- Mốc 22 tuần tuổi rất quan trọng cho sự phát triển thai nhi
Nằm trong số những cột mốc khám thai quan trọng nhất, khi thai nhi được 22 tuần đã đủ điều kiện để thực hiện một số thủ thuật quan trọng để bác sĩ có thể đánh giá mức độ phát triển, cân nặng và các vấn đề dị tật ở bé.
Vào thời điểm này, mẹ bầu cũng sẽ được kiểm tra tim, phổi, huyết áp, đo chiều cao tử cung, kích thước vòng bụng và xét nghiệm nước tiểu 10 thông số, xét nghiệm máu cùng một số xét nghiệm khác theo chỉ định từ bác sĩ.
Lúc này, thai nhi đã lớn. Việc tiến hành xét nghiệm, siêu âm 3D, 4D sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng thai chính xác nhất khi lượng nước ối đã tăng rất cao và có lợi cho hoạt động khảo sát các dị tật thai nhi. Ngoài ra, những bất thường về nước ối, bánh nhau… cũng có thể được phát hiện trong tuần này và đưa ra biện pháp can thiệp cụ thể theo nhận định của chuyên gia.
Ngoài ra, kiểm tra thai máy cũng là thao tác quan trọng mà bác sĩ sẽ căn cứ để đánh giá khả năng hoạt động của thai nhi. Nếu thấy bé máy quá ít hoặc quá nhiều và mẹ bầu thường xuyên cảm thấy lo lắng mệt mỏi thì bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng cụ thể để tiếp tục theo dõi.
Thai 22 tuần phải làm xét nghiệm gì?
Xét nghiệm máu
- Đến thời điểm này, nếu có dấu hiệu bất thường nên đi khám ngay
Làm xét nghiệm máu có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả mẹ bầu lẫn thai nhi, đặc biệt là xét nghiệm lúc 22 tuần. Xét nghiệm máu vào tuần này giúp bác sĩ rà soát nguy cơ trẻ có bị Down hay không, nếu như người mẹ bỏ lỡ lần đo độ mờ da gáy trước đó.
Ngoài ra, thông qua sự sản sinh hồng cầu giúp bác sĩ đánh giá hàm lượng sắt trong máu và kháng thể với virus Rubella. Nếu như mẹ bầu chưa được tiêm phòng thì bệnh Rubella sẽ gây sảy thai. Tệ hơn là sinh non, thai chết lưu.
Bên cạnh đó, xét nghiệm máu còn giúp chẩn đoán nguy cơ viêm gan B ở thai phụ, tầm soát nguy cơ sảy thai, các dị tật bẩm sinh cùng một số các dị tật bẩm sinh khác có liên quan đến thị giác, thính giác và tim.
Xét nghiệm Triple test
Là xét nghiệm sàng lọc ở tuần thứ 14 đến tuần 22. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất vẫn là tuần 16 đến 18 tuần. Xét nghiệm này cũng giúp mẹ bầu nhận biết sớm khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh thông qua xét nghiệm máu của người mẹ.
Triple test còn được biết đến vì đưa ra 3 chỉ số quan trọng là hCG, AFP và estriol – những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng định hình bào thai. Theo đánh giá từ các chuyên gia, nếu thai phụ được xét nghiệm Triple test kết hợp với xét nghiệm máu và siêu âm sẽ đem đến kết quả chẩn đoán bệnh Down, Edwards và dị tật ống thần kinh thai nhi chính xác khoảng 94 – 96%.
Xét nghiệm nước tiểu
- 22 tuần, bé đã thành hình
Thai 22 tuần phải làm xét nghiệm gì? Xét nghiệm này là một trong số đó.
Không giống với việc thử nước tiểu khi sử dụng que thử thai, xét nghiệm nước tiểu ở tuần 22 sẽ kiểm tra được lượng glucose trong nước tiểu. Từ đó, biết được bà bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
Nếu như không dư đường glucose mà dư đạm thì chứng tỏ mẹ bầu đang bị nhiễm trùng trong tử cung. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật.
Nếu như mẹ bầu nhận thấy mình có biểu hiện phù hoặc cao huyết áp, hãy nói với bác sĩ để được tiến hành một vài xét nghiệm để đề phòng tiền sản giật trong thai kỳ cuối.
Tổng quan sự phát triển của bé trong 22 tuần
- Mẹ có thể cảm nhận những cú máy của con trong 22 tuần
- Não: Kết quả siêu âm não giai đoạn này sẽ giúp đánh giá được tình trạng phát triển của não bé. Nếu có các bất thường ở đầu và não thì sẽ chỉ ra được khuyết tật nhiễm sắc thể ở thai nhi.
- Tim: Khuyết tật tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các dị tật bẩm sinh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi.
- Thận, bàng quang: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem hai bộ phận này để đảm bảo không có sự tắc nghẽn hay có khuyết tật nào xảy ra.
- Dây rốn: Ngoài việc kiểm tra để chắc chắn bé không bị tình trạng bất thường như “tràng hoa quấn cổ”, dây rốn còn được xem xét giúp đảm bảo nó có chứa lượng mạch máu trung bình và phát triển bình thường hay không.
Các mẹ cố gắng đừng quên những mốc quan trọng nhé. 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần.
Theo VinMec