Tìm hiểu sự phát triển của thai 18 tuần và lưu ý chăm sóc

Ở tuần thai thứ 18, các mẹ chắc chắn sẽ đến bác sĩ để siêu âm và kiểm tra tình trạng em bé của mình.

Tại thời điểm thai 18 tuần tuổi, mẹ hãy bắt đầu nói chuyện với con nhiều hơn nhé. Em bé giờ đã có thể nhận ra giọng mẹ rồi.

  • Chỉ số phát triển của thai nhi 18 tuần
  • Mẹ bầu mang thai 18 tuần bị đau lưng phải làm sao?
  • Mẹ có nên uống sữa mỗi ngày để cung cấp đầy đủ chất?
  • Nếu chỉ uống sữa mà không bổ sung các thực phẩm giàu vitamin có được không?

Lúc này, tai của bé sẽ di chuyển đến vị trí chính xác và chìa sang hai bên theo đúng hình dáng tai hoàn chỉnh. Nhờ các xương tai giữa và các đầu dây thần kinh từ não bộ đang phát triển, bé sẽ nghe thấy các âm thanh như nhịp tim, tiếng máu của mẹ di chuyển thông qua dây rốn. Thậm chí còn có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn nữa.

Đôi mắt của bé cũng đang phát triển và bây giờ chúng đang hướng về phía trước chứ không phải nhìn sang bên như trước đây.

Cho đến bây giờ, xương của bé trong tuần 18 đã phát triển nhưng vẫn còn mềm. Tuần này, xương đòn và xương chân của bé sẽ bắt đầu cứng lại.

Ở tuần thai thứ 18, các mẹ chắc chắn sẽ đến bác sĩ để siêu âm và kiểm tra tình trạng em bé của mình.

Những chỉ số dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm thông tin về sự phát triển và khác biệt của thai nhi qua từng ngày

Dưới đây là những chỉ số cho biết dấu hiệu thai 18 tuần khỏe mạnh:

Thai 18 tuần - Em bé ngày một lớn, giờ đã có thể nghe mẹ kể chuyện rồi!

Thai 18 tuần + 0 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 33-45 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 25-29 mm
  • AC: Chu vi bụng: 115-152 mm
  • HC: Chu vi đầu: 142-160 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 185-261 gr

Thai 18 tuần + 1 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 34-46 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 25-30 mm
  • AC: Chu vi bụng: 118-153 mm
  • HC: Chu vi đầu: 144-160 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 191-269 gr

Thai 18 tuần + 2 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 34-46 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 26-30 mm
  • AC: Chu vi bụng: 120-154 mm
  • HC: Chu vi đầu: 146-164 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 187-278 gr

Thai 18 tuần + 3 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 35-47 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 26-31 mm
  • AC: Chu vi bụng: 123-155 mm
  • HC: Chu vi đầu: 148-166 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 203-286 gr

Thai 18 tuần + 4 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 33-47 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 26-31 mm
  • AC: Chu vi bụng: 126-157 mm
  • HC: Chu vi đầu: 149-168 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 209-294 gr

Thai 18 tuần + 5 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 36-48 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 26-32 mm
  • AC: Chu vi bụng: 129-158 mm
  • HC: Chu vi đầu: 151-170 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 215-302 gr

Thai 18 tuần + 6 ngày:

  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 36-48 mm
  • FL: Chiều dài xương đùi: 27-32 mm
  • AC: Chu vi bụng: 131-159 mm
  • HC: Chu vi đầu: 153-172 mm
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 221-311 gr

Mẹ bầu mang thai 18 tuần bị đau lưng phải làm sao?

Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng này: Thứ nhất, trong thời gian mang thai, các khớp xương chậu của mẹ bắt đầu nới lỏng.

Thứ hai, bụng của mẹ sẽ trở nên quá khổ và khiến khả năng giữ thăng bằng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Một cách vô thức, mẹ sẽ có xu hướng đẩy vai ra sau, ngửa cổ lên và đứng thẳng với bụng đẩy về phía trước để giữ thăng bằng.

Kết quả là phần lưng dưới của mẹ phải uốn cong rất nhiều, cơ bắp sau lưng mẹ cũng sẽ căng ra và chịu nhiều đau đớn, từ đó dẫn tới những cơn đau lưng.

Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp mẹ tránh những cơn đau lưng

- Mẹ nên tránh ngồi lâu hơn một giờ đồng hồ mà không đi lại hay nghỉ ngơi và thư giãn khớp và cơ. Tốt nhất mẹ nên vận động sau khi ngồi yên một chỗ trong khoảng nửa tiếng.

- Bên cạnh việc tránh ngồi lâu, mẹ cũng nên tránh đứng quá lâu. Nếu công việc mẹ đang làm bắt buộc mẹ phải đứng một chỗ, hãy sử dụng một chiếc ghế thấp để kê một chân lên nhằm giảm áp lực lên vùng lưng.

- Nếu mẹ cần phải nâng vật nặng, hãy thực hiện thật chậm rãi. Mẹ nên đứng hai chân bằng vai để giữ thăng bằng thật tốt, sau đó khuỵu gối xuống thay vì gập người để lấy vật nặng lên. Mẹ nên dùng lực từ tay và chân chứ không phải từ lưng.

Mẹ có nên uống sữa mỗi ngày để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé?

Thai 18 tuần - Mẹ bầu nên uống sữa hàng ngày

Uống sữa là điều cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt đối với mẹ bầu là không thể thiếu. Vì trong thời kì mang thai, mẹ bầu cần bổ sung một lượng dinh dưỡng và canxi để cho bé phát triển đồng đều.

Ngoài ra , uống sữa hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu bổ sung một số chất như omega3, omega6, DHA, ARA… giúp não bộ bé phát triển toàn diện.

Có một số mẹ bầu ở giai đoạn này rất kén ăn, nên việc uống sữa cũng rất khó, nếu trường hợp các bà mẹ không thể uống được sữa bột thì có thể dùng sữa tươi đã qua triệt trùng, sữa đậu nành,… và đi kèm với một số thực phẩm như thịt cá, rau xanh, các loại ngũ cốc…

Nếu chỉ uống sữa mà không bổ sung các thực phẩm giàu vitamin có được không?

Thai 18 tuần - Mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Thai 18 tuần nên ăn gì? Mẹ biết rằng vitamin không chỉ là nguồn dưỡng chất rất cần thiết đối với cơ thể mà còn có chức năng tăng sức đề kháng, giúp mẹ bầu ngăn ngừa các căn bệnh như cảm cúm, sốt,... Đồng thời, vitamin còn có tác dụng giúp quá trình hấp thụ canxi đầy đủ cho hệ xương của bé phát triển chắc khỏe.

Tương tự vậy, cá và trứng có nguồn chất béo tự nhiên rất tốt cho phát triển não bộ của bé. Mẹ bầu có thể ăn nhiều các loại cá biển như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá mú vì nó là nguồn omega-3 rất tốt cho dinh dưỡng thai kỳ.

Ngoài chế độ ăn uống bình thường, một số bà bầu còn được bác sĩ khuyên nên bổ sung thêm sắt và canxi theo dạng viên uống để đáp ứng đủ hơn như cầu tăng trưởng của thai nhau.

Thai 18 tuần cần khám gì? Lưu ý, bà bầu nên hỏi ý kiến và uống viên sắt, canxi theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Theo: theAsianparent

Bài viết của

Ele Luong