Sự phát triển của thai nhi 16 tuần: Những cú đạp đầu tiên

Sự phát triển của thai 16 tuần tuổi như thế nào? Bạn đã trải qua gần 3 tháng và 3 tuần mang bầu, mọi thứ đang diễn tiến thuận lợi và thú vị. Tuần này bạn có thể cảm nhận được cú đạp đầu tiên của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 16 tuần có chiều dài khoảng 11.6 cm – bằng kích thước của một quả bơ. Mẹ cần kiểm soát và có kế hoạch tăng cân thật cụ thể. Các mẹ có bệnh lý nền như đái tháo đường, nhiễm virus, sử dụng insulin trong thời kỳ mang thai cần đi siêu âm trong giai đoạn này để đảm bảo thai nhi vẫn ổn định.

  • Sự phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi
  • Cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
  • Mẹ nên làm gì ở tuần thai này?

Thai 16 tuần tuổi trong bụng mẹ

So với tuần trước thì bé đã tăng thêm 30gr, tức trọng lượng lúc này của thai nhi 16 tuần vào khoảng 100gr. Mẹ sẽ thấy trong thời gian tới bé lớn cực kì nhanh. Cơ thể con cũng dài thêm từng ngày một. Chỉ số thai 16 tuần ra sao? Lúc này, bé có chiều dài khoảng 11.6 cm – bằng kích thước của một quả bơ.

Hệ xương và thần kinh của bé liên kết với nhau đủ để bé điều khiển cử động. Theo hình ảnh thai tuần 16 qua siêu âm, các cơ mặt đã phát triển giúp bé có thể nheo mắt, nhăn mặt hoặc thể hiện các biểu lộ khác trên khuôn mặt. Mắt của bé di chuyển qua lại, và thậm chí nhìn thấy ánh sáng, mặc dù hai mí mắt vẫn nhắm kín. Bé giờ đây đã có lông mi.

Do các cơ lưng khoẻ hơn, bé có thể hơi giữ thẳng tư thế của mình. Các xương của bé hình thành và chắc hơn nhờ vào lượng canxi trong cơ thể mẹ. Bé lúc này đã có thể nấc cục nhỏ, tuy nhiên không đủ lớn để mẹ có thể cảm nhận được.

Bé có chiều dài khoảng 11.6 cm – bằng kích thước của một quả bơ

Thai 16 tuần - Cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

- Vị trí dạ con: Tử cung của mẹ bầu thời gian này nằm giữa rốn và xương mu, được nâng đỡ bởi các dây chằng. Vì thai nhi chưa to lắm nên cảm giác nặng nề, mệt mỏi tạm thời chưa "ghé thăm".

- Hết ốm nghén: Sang đến tuần này, ngay cả mẹ bầu nghén ngẩm nặng nhất cũng gần như hết các cơn buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi và tâm trạng "lên xuống thất thường".

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Bắt đầu tăng cân: Bước sang quý thứ 2 của thai kì, các mẹ bầu có chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức trung bình được khuyên nên tăng 5 - 6kg. Những mẹ bị thiếu cân có thể tăng nhiều hơn và một số mẹ thừa cân trước đó thì cần hạn chế cân nặng. Không nên tăng quá nhiều để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

- Có thể cảm nhận được cử động đầu tiên của thai nhi 16 tuần: Sang đến tuần này, hẳn mẹ nào cũng mong ngóng lắm và thường thắc mắc rằng khi nào mới thấy con "máy".

Mẹ nên làm gì tuần này?

Khi thai 16 tuần mẹ cần kiểm soát và có kế hoạch tăng cân thật cụ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học như sau:

  • Ăn bữa sáng đầy đủ chất đạm, chất xơ, protein, vitamin, carbohydrate...
  • Bữa chính nên ăn nhiều rau, thịt nạc, ngũ cốc nguyên cám và sữa ít béo. Hạn chế tối đa đường và các món ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
  • Thai 16 tuần nên ăn gì? Mẹ hãy bổ sung thêm sữa chua, trái cây tươi, hạt khô vào bữa phụ. Thay vì ăn bim bim, bánh ngọt hay đồ chiên rán...
  • Lưu ý khi thai 16 tuần: Mẹ đừng quên uống thật nhiều nước lọc nhé!
  • Tập luyện, vận động mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn.
Mẹ 16 tuần cần ăn uống cân bằng để tăng cân đúng chuẩn (Nguồn ảnh: iStock)

Một số lưu ý cho mẹ

Thai 16 tuần cần bổ sung gì? Với những mẹ đang thừa cân, hãy hạn chế đường và tinh bột trong thực đơn. Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua... Tuy nhiên tuyệt đối không ăn kiêng quá mức vì nó khiến thai nhi không đủ dinh dưỡng.

Các bà bầu cũng có thể thoải mái đặt ra các kế hoạch nghỉ ngơi, vui chơi, du lịch và "tụ tập" bạn bè vào thời gian này. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch đi du lịch, hãy chọn những địa điểm không quá xa. Chọn những khu nghỉ dưỡng thay vì du lịch mạo hiểm, leo núi...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thăm khám định kỳ ở tuần thai này cho mẹ biết điều gì?

Khi thai nhi được 16 tuần là thời điểm cần thiết để thăm khám định kỳ, nhất là những thai phụ tuổi đã cao (trên 35 tuổi) hoặc có dấu hiệu bất thường trong các lần khám thai định kỳ trước đó.

Các mẹ có bệnh lý nền như đái tháo đường, nhiễm virus, sử dụng insulin trong thời kỳ mang thai cần đi siêu âm trong giai đoạn này để đảm bảo thai nhi vẫn ổn định và không bị ảnh hưởng.

Test đường cho bà bầu (Nguồn ảnh: iStock)

Bên cạnh việc siêu âm thai 16 tuần, bác sĩ còn tiến hành xét nghiệm Triple test nhằm chẩn đoán dị tật cho thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo bác sĩ Trần Văn Thụ - Chuyên khoa: Chuyên khoa - Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mẹ bầu không cần thực hiện siêu âm 4D ở thời điểm thai 16 tuần. Mẹ chỉ cần siêu âm 2D là các bác sĩ đã có thể xem rõ hình ảnh thai để xem xét và chẩn đoán dị tật bẩm sinh. Phương pháp siêu âm 4D thì nên để vào giai đoạn cuối thay kỳ, khi mẹ muốn ngắm nhìn và ghi lại những chuyển động rõ ràng hơn của bé.

Nguồn thông tin: Thời điểm thai nhi được 4 tháng siêu âm có chính xác không? - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bài viết của

ngocanh