Phân biệt gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống có gì khác nhau? Cùng là gây tê giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng nhưng gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống hoàn toàn không thể đánh đồng. Nhầm lẫn giữa hai phương pháp này khiến nhiều mẹ chọn lựa sai trong chuyện sinh nở của mình.

Nếu dùng phương pháp sinh thường thì mẹ nên chọn gây tê ngoài màng cứng, còn chọn phương pháp sinh mổ nên là gây tê tủy sống. Tráo đổi cho nhau có thể gây khó khăn khi sinh nở các mẹ nhớ nhé!

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tuỷ sống khác nhau thế nào?

Gây tê tủy sống thường được áp dụng khi phẫu thuật mổ lấy thai, còn gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên (hay còn gọi là đẻ không đau).

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng là tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng; Thuốc thường có hiệu quả sau 15 phút. Trong khi đó, gây tê tủy sống sẽ tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào dịch não tủy và sẽ có tác dụng ngay sau 5 phút.

Gây tê ngoài màng cứng vẫn cho phép các mẹ nhận biết được khi có cơn co tử cung và đặc biệt là vẫn rặn đẻ được bình thường. Còn gây tê tủy sống sẽ khiến các mẹ bất động hoàn toàn nửa thân dưới trong nhiều giờ dù em bé đã được các bác sỹ nhấc ra khỏi bụng mẹ (cho đến khi thuốc tê hết tác dụng).

Gây tê ngoài màng cứng

  • Tiêm thuốc tê vào khoang màng cứng. Thuốc thường có hiệu lực sau 15 phút
  • Là phương pháp giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên, hay còn gọi là “đẻ không đau”
  • Thường được tiến hành khi có dấu hiệu chuyển dạ và tử cung đã mở 2-3cm
  • Thời gian chờ thuốc có tác dụng ngắn. Đặc biệt thuốc ít tác động tới tim mạch và hệ thần kinh trung ương
  • Tác dụng phụ có thể là liệt dây thần kinh sọ. Vận động chậm hơn sau ca sinh. Liều lượng thuốc thấp hơn

Gây tê tuỷ sống

  • Bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào dịch não tuỷ và sẽ có tác dụng sau 5 phút.
  • Thường được áp dụng cho mổ lấy thai
  • Các mẹ bị bất động thân dưới trong nhiều giờ kể cả sau khi em bé đã ra khỏi bụng mẹ. Sau khi thuốc hết tác dụng mẹ mới cảm thấy đau nhức toàn thân.
  • Ít gây tổn thương cơ, dây chằng. Có thể liệt cơ, suy hô hấp, ngưng thở
  • Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
  • Dễ kiểm soát mức độ giảm đau. Dễ dàng kéo dài tác dụng bằng cách bơm thêm thuốc vào ống thông tĩnh mạch.

Những trường hợp chống chỉ định gây tê tủy sống

Với những tình huống sau đây, thai phụ không nên lựa chọn thực hiện gây tê tủy sống:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nghi ngờ và từ chối gây tê
  • Dị ứng thuốc gây tê
  • Khối lượng tuần hoàn suy giảm nghiêm trọng
  • Vùng da chọc kim gây tê bị nhiễm trùng hoặc đang bị nhiễm trùng toàn thân nặng
  • Có dị dạng cột sống
  • Rối loạn chảy máu hoặc đang sử dụng các thuốc chống đông máu
  • Bệnh động kinh, tâm thần, co giật
  • Bệnh lý tim mạch nặng

Những trường hợp không được gây tê ngoài màng cứng

Nếu thuộc 01 trong những trường hợp sau, có thể mẹ bầu sắp sinh sẽ không được thực hiện phương pháp đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng này:

  • Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.
  • Chất lượng máu không đủ tiêu chuẩn ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Mẹ bầu bị viêm nhiễm ở vùng lưng.
  • Có bệnh lý tim hay gan nặng kèm theo.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống cách áp dụng khác nhau. Gây tê ngoài màng cứng có thể áp dụng cho hầu hết các bà mẹ sinh tự nhiên. Vẫn còn đó những tác dụng phụ không mong muốn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì vậy các mẹ nên tìm hiểu thông tin, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi yêu cầu sử dụng phương pháp này nhé!

Theo theAsianparent Singapore

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh