Cách tập cho trẻ sơ sinh ngủ đêm là dạy con phân biệt ngày đêm, không bế và rung lắc con, ngủ ngày đủ giấc, rèn trẻ tự ngủ. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Muốn tập cho trẻ sơ sinh ngủ đêm, mẹ cần hiểu nhu cầu ngủ của trẻ
- Mẹ cần làm gì để giúp con ngủ thẳng giấc?
Muốn tập cho trẻ sơ sinh ngủ đêm, mẹ cần hiểu nhu cầu ngủ của trẻ
Trong những tháng đầu đời, bé yêu ngủ từ 5-6 giấc mỗi ngày. Sau khoảng thời gian này, giấc ngủ ban đêm của bé sẽ dài hơn và bé sẽ thức nhiều hơn vào ban ngày.
Muốn biết cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, ba mẹ cần biết nhu cầu ngủ của bé. Trẻ sơ sinh cần ngủ tối thiểu 8 tiếng ban ngày (chia làm 3 giấc) và khoảng 8 tiếng rưỡi mỗi đêm.
- Giai đoạn 1 tháng tuổi: 6-7 tiếng ban ngày (chia làm 3 giấc) và khoảng 8-9 tiếng vào ban đêm.
- 3 tháng tuổi: bé cần ngủ 4-5 tiếng ban ngày (3 giấc) và khoảng 10-11 tiếng ban đêm.
- 6 tháng tuổi: 3 giấc ngủ ngắn mỗi giấc khoảng 1 tiếng đồng hồ, ban đêm bé cần ngủ khoảng 11 tiếng.
- 9 tháng tuổi: Ban ngày bé sẽ ngủ khoảng 2 giấc ngủ ngắn với tổng thời gian khoảng 2 tiếng rưỡi trong khi vẫn duy trì nhu cầu ngủ 11 tiếng mỗi đêm.
- Trẻ 1 tuổi: Nhu cầu ngủ của bé sẽ giống bé 9 tháng tuổi, 2 tiếng rưỡi ban ngày với 2 giấc ngủ ngắn và 11 tiếng ban đêm.
Mẹ cần làm gì để giúp con ngủ thẳng giấc?
Dạy trẻ sơ sinh cách phân biệt ngày/đêm
Bé khi còn là bào thai đã thích hoạt động nhiều vào ban đêm hơn ban ngày. Đến khi chào đời bé vẫn còn thói quen này, Mẹ nên tập cho bé cách phân biệt ban ngày và ban đêm từ sớm.
Vào ban ngày, mẹ nên mở rèm cửa, chơi đùa cùng bé. Gia đình vẫn giữ nếp sinh hoạt bình thường chỉ cần giảm các tiếng ồn quá lớn. Ban ngày trẻ sơ sinh vẫn có những giấc ngủ ngắn, mẹ đừng giữ cho bé thức sẽ làm bé cáu gắt.
Vào ban đêm, sau khi bé đã bú no và thay tã mới, mẹ cần tắt đèn và giữ yên lặng. Bé sẽ dễ vào giấc hơn. Mẹ chỉ nên dùng ánh đèn sáng dịu để dễ chăm sóc bé, không nên bật đèn sáng làm bé thức giấc.
Mẹ đừng bế ru và rung lắc bé
Nhiều mẹ thường bế con trên tay ru ngủ và đi quanh nhà. Các chuyên gia cho rằng mẹ đừng nên làm vậy. Mẹ cần ngồi hoặc nằm để bé bú mẹ hoặc bình. Lúc cho bé bú, mẹ đừng dỗ dành và rung lắc vì đây là gây tổn thương não, tạo thói quen chỉ ngủ khi được vỗ.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, hội chứng rung lắc ở trẻ em nguy hiểm đến mức được so sánh tương tự với trường hợp người lớn bị tai nạn chấn thương sọ não vì tai nạn xe.
Trẻ chỉ cần bị rung lắc trong 5 giây là đã có thể gặp nguy hiểm. Những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến với trẻ là:
- Tụ máu dưới màng cứng
- Tụ máu dưới nhện
- Bề mặt não bị chấn thương vì não đạp vào mặt trong của bản sọ
- Các nhánh tế bào thần kinh bị đứt gãy, xé rách và cấu trúc sâu của não bị phá hủy.
Cho bé ngủ ngày đủ thời gian cần thiết
Một số mẹ sẽ cố gắng ngăn con ngủ ngày để ngủ đêm sâu giấc hơn. Đây là việc không nên làm vì sẽ gây tác dụng ngược. Bé khó ngủ sẽ cáu gắt và gắt ngủ hơn.
Rèn cho bé tự ngủ
Đây là cách tập cho trẻ sơ sinh ngủ đêm quan trọng. Một số phương pháp luyện cho bé tự ngủ như phương pháp không khóc (No cry/No tears), bế lên đặt xuống (Pick up put down), để con khóc (Cry it out), khóc có kiểm soát (Controlled crying). Mỗi phương pháp đều có đặc điểm khác nhau, mẹ có thể tham khảo để chọn được phương pháp phù hợp.
Khi bé tỉnh giấc về đêm, mẹ cần xem giờ ăn trước đó của bé. Nếu con mới ăn cách đấy không lâu thì nghĩa là bé không dậy vì đói mà chỉ do chu kỳ ngủ của bé.
Mẹ có thể chờ đợi để bé tự đưa mình vào giấc hoặc trợ giúp con bằng cách vỗ mông, cho bé một thú bông nhỏ hoặc sử dụng ti giả tùy theo nhu cầu của bé.