Táo bón khi mang thai và trường hợp mẹ nên lưu ý

Rất ít người quan tâm hoặc cảm thấy ngại nói ra khi mắc bệnh này trong thai kỳ. Chính vì thế, hãy gặp bác sĩ tại các bệnh viện uy tín để có được những lời khuyên và cách chữa trị đúng đắn nhất dành cho cả mẹ lẫn thai nhi sắp chào đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón khi mang thai là triệu chứng thường gặp với mẹ bầu. Thế nhưng mẹ cũng không được chủ quan mà cần lưu ý theo dõi và điều chỉnh lại chế độ chăm sóc bản thân.

  • Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón khi mang thai
  • Cách giảm táo bón khi mang thai
  • Ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ
  • Khi nào táo bón khi mang thai trở nên nghiêm trọng cần lưu ý?

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón khi mang thai

Có đến hơn 50% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Một trong những lý do gây ra hiện tượng này là do:

  • Sự gia tăng hormone progesterone, loại hormone làm giảm nhu động ruột, dẫn đến việc tiêu hóa chậm hơn, thức ăn lưu lại lâu hơn trong đường tiêu hóa;
  • Khi thai nhi phát triển hơn, tử cung sẽ lớn dần và sẽ chèn ép các cơ quan trong cơ thể, kể cả đường tiêu hóa;
  • Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng của mẹ thay đổi, bổ sung nhiều vitamin hơn với mong muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Thế nhưng nếu mẹ bổ sung quá nhiều chất, ví dụ như sắt, thì cũng khiến tình trạng này gia tăng.

Cách giảm táo bón khi mang thai

Me có thể tham khảo một số cách sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại đậu, trái cây, rau quả…
  • Bổ sung thêm probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già;
  • Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bà bầu nên tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như phô mai, ngũ cốc, nước ép... và thực phẩm có hạt trong thời gian bị bệnh;
  • Uống nhiều nước: Trung bình mẹ nên bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Thêm nữa, mẹ cũng nên quan sát màu nước tiểu, nếu có màu trong hoặc vàng nhạt chứng tỏ cơ thể đủ nước. Còn nếu nước tiểu sẫm màu thì mẹ cần xem lại. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung 1 ly nước ép mận mỗi ngày để tăng cường các chất có lợi cho cơ thể trong thai kỳ;
  • Tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ để không bị rối loạn tiêu hóa;
  • Giảm căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng;
  • Khi tình trạng bệnh không thuyên giảm sau khi sử dụng các biện pháp trên thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để xem có thể kê cho bạn các loại thuốc nhuận tràng phù hợp với cơ thể mẹ bầu.

Ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ

Mẹ bầu có thể chủ động ngăn ngừa bằng những cách đơn giản như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, bơi lội hoặc tập yoga cũng là một trong những cách giảm tình trạng táo bón và giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn và sử dụng dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường chất xơ, trái cây và rau xanh, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và tinh bột.
  • Nếu dùng vitamin tổng hợp trong thai kỳ thì phải hỏi thăm ý kiến bác sĩ và xem xét kỹ hàm lượng chất sắt có trong viên tổng hợp. Nếu tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn khi bạn uống viên bổ sung hãy hỏi ý kiến bác sĩ và điều chỉnh lại hàm lượng hoặc đổi sang loại khác phù hợp hơn.

Khi nào táo bón khi mang thai trở nên nghiêm trọng cần lưu ý?

Táo bón không phải là một bệnh mà đôi khi nó là triệu chứng của một bệnh lý khác. Nếu bạn bị táo bón kèm theo đau bụng, xen kẽ táo bón và tiêu chảy, táo bón kèm máu… thì bạn nên đến bác sĩ.

Ngoài ra, khi bạn bị táo bón lâu ngày, tình trạng phân cứng có thể dẫn đến việc bị bệnh trĩ – một bệnh lý khiến tĩnh mạch ở khu vực trực tràng bị sưng đỏ. Bệnh trĩ không gây ra những vấn đề nghiêm trọng tuy nhiên nó có thể khiến cho bạn cảm thấy khó chịu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng bệnh có thể biến mất sau khi bạn sinh em bé, tuy nhiên nếu tình trạng táo bón kèm theo những cơn đau và hiện tượng chảy máu trực tràng thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị chính xác hơn.

Bài viết của

Trangvo