Bạn hiểu sức mạnh nội tâm là gì? Vun đắp sức mạnh nội tâm cho trẻ quan trọng như thế nào?
Một người có sức mạnh nội tâm mạnh mẽ bao nhiêu thì người ấy dễ dàng vượt qua được sóng gió cuộc đời bấy nhiêu. Có sức mạnh nội tâm không có nghĩa là bạn không biết đau đớn trước những mất mát mà nó cho phép bạn được tái tạo lại chính bản thân để bước tiếp trong cuộc đời này.
Bạn không bao giờ lên được toàn bộ kế hoạch cho cuộc đời mình, và với con mình cũng thế. Điều bạn có thể làm là giúp đứa trẻ ấy vun đắp một nội tâm đầy lực để con bạn sống cuộc đời của con.
Một đứa trẻ có nội tâm vững vàng sẽ như thế nào?
- Lớn lên khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần, sẽ là một người lớn hạnh phúc dù không giàu có, không có một cuộc hôn nhân tốt đẹp thậm chí phải đối diện với chuỗi bi kịch bủa vây.
- Có thể vượt qua áp lực xã hội, không sa đà lạm dụng chất kích thích, bia rượu, thuốc lá.
- Tự tin giao tiếp với người lạ.
- Sẵn sàng làm điều tử tế cho người khác.
- Là người mà người khác cảm thấy bình yên khi ở bên.
- Lạc quan trong cuộc sống.
Vốn trẻ con có sức bật nội tâm rất tốt nhưng chính thói quen, văn hóa gia đình, xã hội đôi khi làm hao mòn khả năng ấy. Bạn chính là người đồng hành khơi gợi và duy trì sức mạnh nội tâm ấy trong con mình. Vun đắp sức mạnh nội tâm cho trẻ là bạn hãy trao cho con “công cụ” cảm xúc và tinh thần để sống tươi khỏe.
9 cách để xây dựng sức mạnh nội tâm
1/ Tự hỏi bản thân câu hỏi Tại sao và đi tìm câu trả lời
2/ Đặt bản thân lên hàng đầu
3/ Rèn luyện tinh thần và cảm xúc
4/ Quyết định, cam kết và hành động
5/ Đừng để sự sợ hãi thay bạn ra quyết định
6/ Chấp nhận đối mặt với những điều làm bạn sợ
7/ Giúp tâm trí không bị xao nhãng bởi những thứ phiền nhiễu
8/ Trở thành người bạn tốt nhất của chính bản thân mình
9/ Luyện tập bình tĩnh và tự chủ trong nghịch cảnh
Sức mạnh nội tâm có tác dụng ra sao?
Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có những hoàn cảnh khó khăn khiến ta đau đớn. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau trước nỗi đau hay mất mát xảy ra.
Chẳng hạn trong trường hợp mắc phải căn bệnh hiểm nghèo: có những người luôn sống trong sự lo lắng về tương lai phía trước, sợ phải rơi vào đau khổ, trong khi những người khác sau khi trải qua biến cố đã học được cách sống tỉnh thức và tận hưởng hiện tại. Họ biết thêm trân trọng cuộc sống, không bị ám ảnh về cái chết hay bệnh tật.
Có thể nói sức mạnh nội tâm được trưởng dưỡng trong suốt cuộc đời. Thái độ sống và tư duy tích cực là 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện này. Lấy thí dụ khi nhìn một nửa ly nước, có người sẽ chán nản thấy nước trong ly chỉ còn một nửa, trong khi người khác lại hoan hỷ vì nước vẫn còn đầy tới nửa ly.
Mặc dù chúng ta vẫn có thể rèn luyện sức mạnh nội tâm trong lúc thân ta đau yếu, nhưng việc này dễ dàng hơn nhiều nếu chúng ta bắt đầu ngay từ khi còn đang khỏe mạnh, thay vì chờ đến khi khó khăn ập đến.
Theo leadthechange, drukpavietnam
Xem thêm
- Dạy con đánh lại khi bị đánh, có nên không?
- Dạy con theo phương pháp Shichida từ 0-3 tuổi
- Dạy con sống có trách nhiệm, cha mẹ hãy làm gương!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!