"Sự đau đớn trong tim tôi sẽ luôn ở lại": Câu chuyện đau lòng của một người mẹ kể về việc mất con

"Chưa bao giờ là dễ dàng và sẽ không bao giờ. Tôi không biết khi nào tôi có thể vượt qua cơn ác mộng này. Nỗi đau này thật là quá sức chịu đựng. Máu trong tim tôi sẽ chảy mãi mãi ..."

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Roselyn Tesoro đã sống sót qua cơn ác mộng tồi tệ nhất của một người mẹ – mất con – điều mà có lẽ, chỉ là có lẽ đã được ngăn chặn nếu tình trạng của đứa bé được chẩn đoán vào đúng thời gian mang thai bởi một cảnh báo trước đó.

Đây là câu chuyện mất con của Roselyn:

Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của chúng tôi về cách chúng tôi chiến đấu, nhưng thật đáng buồn chúng tôi đã thua trong trận chiến chống lại Esophageal Atresia với cậu bé Damari Kaeden của tôi … bây giờ là một thiên thần.

Hãy để tôi bắt đầu câu chuyện từ những ngày đầu.

Việc tôi mang thai Damari thật bất ngờ (tôi đã có ba đứa trẻ trước đó), nhưng không có dự định không đồng nghĩa với việc không mong muốn và chúng tôi đã rất vui mừng với thông tin này. Lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng nhịp tim của mình, tôi đã rơi nước mắt vì trong tôi tràn ngập hạnh phúc.

Siêu âm cho chúng tôi biết rằng tôi đang mang trong mình một cậu bé. Tôi vui mừng đến mức tôi thậm chí còn đặt tên cho cậu bé ngay lúc ấy. Tên của đứa trẻ là Damari, bắt nguồn từ Hy Lạp và có nghĩa là “hoàn hảo nhất”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mọi chuyện vẫn ổn cho đến phút cuối…

Ngày chào đời của bé được dự đoán là ngày 6 tháng 4 năm 2016.

Việc mang thai của tôi đã diễn ra mà không có vấn đề, mãi cho đến tháng 12 năm 2015 khi kết quả chụp hình thai nhi cho thấy tôi gặp phải tình trạng Polyhydramnios (việc dư thừa nước ối trong túi nước ối). Sau đó, một loạt các xét nghiệm đã được tiến hành nhưng kết quả không cho thấy điều gì bất thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tôi về nhà chắc chắn rằng không có gì bất ổn với tôi hoặc con tôi. Nhưng tôi hề biết rằng đây là một dấu hiệu cho những trải nghiệm đau đớn đang chờ đợi tôi vài tháng sau.

 

Nhưng rõ ràng là có chuyện gì đó không ổn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những tháng mang thai còn lại của tôi đều được cho thấy bình thường. Bụng của tôi trở nên to hơn và nặng hơn mỗi ngày và tôi càng phấn khích hơn khi cuối cùng tôi gặp được cậu bé của tôi và ôm cậu ấy trong vòng tay.

Vào khoảng tuần 37, con trai tôi đã sẵn sàng chào đón thế giới, và ngày kiểm tra định tra của tôi bỗng trở thành ngày chuyển dạ. Tử cung của tôi đã rộng thêm 4cm nên bác sĩ yêu cầu tôi ở lại bệnh viện.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2016 lúc 9 giờ 30 sáng, tôi được bác sĩ tác động để sinh con. Tôi đã phải nằm cả ngày và cơn đau đạt đến đỉnh điểm rồi lại bớt đi vào cuối ngày. Vào sáng ngày 12 tháng 3, cơn đau có giảm đi và ít có hoạt động của em bé bên diễn ra bên trong người tôi.

Tôi trở nên lo lắng kể từ khi tôi bị chóng mặt sau khi họ lại tác động đến em bé. Lần này tôi chọn mổ cấp cứu, và vào lúc 6 giờ chiều ngày đó, tôi đã được đưa đến phòng phẫu thuật.

Con trai bé bỏng của tôi Damari Kaeden được hạ sinh vào lúc 7:35 chiều ngày 12 tháng 3, nặng 2.5 kg!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong tất cả những giây phút đó, tôi đã thực sự sống trong những khoảnh khắc tôi có thể ôm hôn cậu bé, và tôi cũng biết cậu ấy cũng rất yêu thích hành động này.

Khi em bé ngọt ngào của tôi chỉ mới ba ngày tuổi, cậu bé bị chẩn đoán mắc bệnh vàng da và phải trải qua liệu trình trị liệu bằng quang học trong bốn ngày.

“Điều đó chưa bao giờ là dễ dàng và nó sẽ không bao giờ. Tôi không biết khi nào tôi có thể vượt qua được cơn ác mộng này. Nỗi đau này thật là quá sức chịu đựng. Máu trong tim tôi sẽ chảy mãi mãi …”

Cuối cùng, sau 9 ngày nằm viện, ngày 21 tháng 3 chúng tôi đã được đưa về nhà. Cậu bé của tôi đã được chào đón nồng nhiệt bởi anh trai và chị gái của mình cũng như những người anh em họ. Cậu bé đã có vị trí của một siêu sao trong gia đình vì tất cả anh chị em họ hàng của cậu đã luôn mong ngóng sự ra đời của cậu trong gần chín năm!

Nhưng vào đêm đầu tiên ở nhà, mọi thứ lại tiếp tục diễn tiến xấu. Cậu bé trở nên cáu ngắt và cậu sặc mạnh vì một số loại thuốc tôi cho cậu bé uống. Cậu bé cũng nôn 15-20 phút sau khi ăn (lúc đó tôi tưởng đó là đờm).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngay ngày hôm sau (22 tháng 3), và chỉ sau 24 giờ ở nhà, tôi quyết định đưa cậu bé trở lại bệnh viện khi tôi cảm thấy có điều gì đó không ổn.

Một loạt các xét nghiệm đã được thực hiện trên cậu bé – từ việc xét nghiệm máu, x-quang đến xét nghiệm toàn thân và nhiều xét nghiệm khác nữa. Khi cậu bé được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh, chúng tôi được khuyên nên về nhà và bác sĩ nói rằng chúng tôi chỉ được sẽ gọi đến nếu bệnh viện cần. Tôi chỉ có thể nhìn con tôi qua cửa sổ phòng chăm sóc đặc biệt.

Tim tôi thắt lại.

Tôi đã khóc khi về đến nhà … đây là đêm đầu tiên mà cậu bé không ở bên cạnh tôi. Liệu tôi có mất con không?

Tôi không thể ngừng nghĩ, “Điều gì sẽ xảy ra nếu cậu bé tỉnh dậy, ai sẽ theo dõi cậu? Lỡ con khóc, ai sẽ bồng con dỗ dành? Nếu con nhớ mẹ, ai sẽ ở bên con lúc đó? ”

Vào ngày 24 tháng 3, tôi phải xin y tá để tôi giữ cậu bé trong một thời gian. Và kết quả kiểm tra cuối cùng đã có.

Thiên thần ngọt ngào của tôi đã bị rối loạn thực quản, rối loạn liên kết giữa thực quản của hệ thống tiêu hóa và khí quản của hệ thống hô hấp và viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

Cậu bé đã phải cuộc phẫu thuật quan trọng, cụ thể là phẫu thuật lồng ngực cộng với việc chỉnh hình thực quản. Giống như việc nuốt phải một con dao khi biết rằng cậu bé sẽ phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn như vậy, chưa kể đến những khoản phí khổng lồ, nhưng đây là cơ hội duy nhất chúng tôi có thể đánh bại những căn bệnh quái ác kia.

Ngày 26 tháng 3, cuộc phẫu thuật được thực hiện. Sau khi phẫu thuật mọi thứ dường như ổn hơn. Chàng trai nhỏ của tôi đang ngủ say và chúng tôi rời khỏi bệnh viện một cách nhẹ nhàng. Tôi giữ cậu bé thật chặt và thì thầm “Giỏi lắm con trai, hãy mạnh mẽ, Mẹ sẽ luôn bên cạnh con…”

Nhưng chỉ một ngày sau khi phẫu thuật, mọi thứ lại trở nên tồi tệ.

Con trai nhỏ của tôi có nhịp tim thấp, thấp đến mức chỉ có 60 nhịp/phút và tay chân của cậu lạnh hẳn. Cậu bé đã được đặt nội khí quản.

Trong lúc đó, việc chụp X quang ngực đã được thực hiện và hiện tượng tràn khí màn phổi (sự hiện diện của không khí trong khoang giữa phổi và thành ngực, gây ra sự sụy nhược của phổi) đã được phát hiện trên phổi phổi của cậu bé.

Trái tim tôi vỡ ra hàng triệu mảnh vụn khi tôi nhìn thấy cậu bé. Tôi thực sự không biết làm thế nào tôi có thể chăm sóc cậu bé khi nhìn cậu trong tình trạng này. Tôi bắt đầu nói chuyện với con trai của mình, nói với cậu bé rằng con phải ổn, rằng con phải ở lại với mẹ và mạnh mẽ lên. Nhưng tình trạng của cậu bé nhỏ nhà tôi lại trở nên tồi tệ hơn.

Vào ngày 28 tháng 3, cậu bé trở nên nhợt nhạt do nhịp tim chậm và bắt đầu thở hổn hển.

X quang phổi phải cho thấy sự tiến triển của hiện tượng tràn khí màng phổi. Châm cứu đã được thực hiện để hút không khí từ phổi phải và do khó khăn trong việc chèn vào tĩnh mạch, chèn tĩnh mạch cổ đã được thực hiện.

Hầu hết thời gian tôi ở nhà cầu nguyện. Tôi đã không bao giờ cầu nguyện khẩn thiết như thế này suốt cuộc đời mình, cầu xin tất cả các thánh để giúp chữa lành con trai tôi.

Đêm đó, tôi cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ khi ở bên cạnh đứa bé. Chị tôi và tôi quyết định ở lại qua đêm tại bệnh viện. Nồng độ oxy của con tôi tăng lên và giảm xuống và nhịp đập của nó cũng vậy.

Vào ngày 1 tháng 4, bác sĩ của con tôi bước ra từ phòng chăm sóc đặc biệt và ôm chặt tôi trong khi nói với tôi rằng “Hãy chuẩn bị – cô có thể mất con của mình”

Toàn bộ thế giới của tôi sụp đổ – cái gì? tôi sẽ mất con sao?. Cô đã hỏi tôi liệu tôi có muốn gặp và ôm cậu bé không; tôi chỉ gật đầu.

Tôi hôn khắp cơ thể con trai mình… Tôi không biết bắt đầu từ đâu. Chúng tôi đã nắm tay nhau nhưng lần này cậu bé không nắm lấy tay tôi. Tôi đã bật khóc. Tôi sắp mất con, con yêu bé bỏng của tôi rồi…

Tôi nói với cậu bé hãy ở lại, tôi nói với cậu đừng rời xa mẹ – tôi thực sự không muốn mất con. Tôi nói với con hãy cố gắng lên và tôi cầu xin Chúa đừng mang cậu bé đi. Bị dày vò bởi ý nghĩ rằng chúng tôi đang mất cậu bé, tôi không thể chịu đựng được.

Con trai tôi vào thời điểm này có nhịp tim rất chậm. Nhưng tôi vẫn bám lấy những hy vọng nhỏ nhoi rằng cậu bé có thể vượt qua được.

Mặc dù vậy, hi vọng của tôi đã không thành hiện thực. Con yêu của tôi đã từ bỏ cuộc chiến vào lúc 4 giờ sáng, thứ sáu, ngày 01 tháng 4 năm 2016. Chúa Trời đã có được một thiên thần bé bỏng hôm đó nhưng tôi đã bị bỏ lại với nỗi đau tột cùng.

 

Con yêu của mẹ: Mẹ sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc mà trái tim con dừng nhịp đập và tim mẹ thì vẫn đập vì con, khoảnh khắc mà mẹ mất con mãi. Mẹ phải sống với nỗi đau hàng ngày, và đau đớn đến nỗi mẹ phải đặt con trong trái tim chứ không phải vòng tay của mẹ.

“Điều đó chưa bao giờ là dễ dàng và nó sẽ không bao giờ. Tôi không biết khi nào tôi có thể vượt qua cơn ác mộng mất con này.Nỗi đau này thật là quá sức chịu đựng. Máu trong tim tôi sẽ chảy mãi mãi …”

 

Trái tim của chúng tôi hướng về Roselyn. Không người mẹ nào phải trải qua những gì mà cô đã từng phải chịu đựng – mất con là nỗi đau kinh khủng nhất.

Nhưng Roselyn có một thông điệp quan trọng cho tất cả bà mẹ mang thai:

“Nếu có dấu hiệu bất thường nào trong thời gian mang thai của bạn, hãy yêu cầu các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ kiểm tra thật kĩ để tìm ra nguyên nhân.

“Trong trường hợp của tôi, việc dư thừa nước ối là một dấu hiệu cho thấy không phải tất cả sẽ ổn với cậu bé của tôi. Nhìn lại, tôi cảm thấy cần phải thử nghiệm nhiều hơn nữa để tìm hiểu lý do tại sao tôi lại có nhiều nước ối hơn bình thường. Có lẽ tôi sẽ không đánh mất con như vậy.

Và nếu tình trạng của con trai tôi được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai, cuộc phẫu thuật có kế hoạch ngay sau khi sinh có thể đã cứu được cậu bé.

Chúng tôi muốn nghe từ bạn! Chia sẻ suy nghĩ và nhận xét của bạn với chúng tôi trong phần bình luận dưới đây. Thích trang của chúng tôi trên Facebook và theo dõi chúng tôi trên Google+ để cập nhật thông tin mới nhất từ vn.theAsianparent.com!

Bài viết của

Michelle Le