Mách mẹ những kĩ năng chăm sóc trẻ sinh non 6 tháng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh non 6 tháng tuổi? Không một bà mẹ nào có thể tưởng tượng được hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày của mình bỗng nhiên lại về đích đột ngột một cách không mấy vui vẻ như vậy. Dù cả mẹ và bé chưa thực sự sẵn sàng nhưng lúc này con đã là một thực thể độc lập và cha mẹ có thể làm gì để cùng con lớn khôn?

Hãy thay thế cảm xúc lo âu, bất an ban đầu và dành niềm tin cho những chiến binh dũng cảm của mình với những kiến thức chăm sóc trẻ sinh non 6 tháng sau đây nhé:

Tại sao bé lại chào đời khi mới được 6 tháng tuổi?

Ra đời khi 6 tháng tuổi tức là em bé của bạn mới chỉ đi được hơn một nửa chặng đường trong bụng mẹ. Một em bé 24 tuần tuổi thực sự chưa đủ sẵn sàng để tự mình tồn tại ngoài thể giới mà không còn được bao bọc trong nước ối, nhau thai và vòng bụng ấm áp của mẹ.

Trong nhiều trường hợp, cho đến trước khi sinh non ở tháng thứ 6 thì mẹ vẫn có một thai kì hoàn toàn bình thường nhưng chỉ một chút sơ sẩy nhỏ cũng có thể dẫn đến việc sinh non không mong muốn.

Các bác sĩ chuyên khoa đã có những lưu ý đặc biệt và khuyến cáo riêng đối với những thai phụ tiềm ẩn khả năng sinh non cao nếu đang phải trải qua những tình trạng sau:

Trạng thái tâm lý bất ổn và điều kiện sống không tốt

Theo một nghiên cứu, những mẹ bầu bị strees trong 6 tháng đầu trước khi mang thai và phải sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với thuốc lá, rượu bia, bạo hành tình dục, thiếu thốn điều kiện vật chất thì khả năng sinh non khi thai chưa đủ tháng là 50%.

Nguyên nhân là do khi căng thằng, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hormone tuyến thượng thận tác động lên tử cung gây ra tình trạng co bóp.

Nhiễm trùng vùng kín

Nếu trước khi mang thai, chị em chưa điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo hoặc không chú ý đến các vấn đề vệ sinh cơ thể. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, làm lớp màng bao bọc thai nhi yếu đi, ảnh hưởng đến màng ối là môi trường sống của thai nhi, từ đó làm tăng khả năng sinh non.

Thai phụ mắc các bệnh viêm gan B, bệnh tim, tiểu đường, viêm thận, huyết áp cao, tiền sản giật

Mẹ bầu có tiền sử mắc những loại bệnh này thì khi mang thai tử cung rất dễ bị kích thích bởi các cơ quan xung quanh dẫn đến sự phóng thích độc tố của vi trùng gây bệnh, tạo nên sự gia tăng nhiệt độ trong ổ bụng khiến nguy cơ sinh non luôn thường trực.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biến chứng về nhau thai

Nếu trong giai đoạn mang thai, người mẹ mắc các biến chứng về bánh nhau như nhau tiền đạo, nhau bong non hay thiểu năng nhau thì nguồn dưỡng cấp cung cấp cho thai nhi qua nhau thai sẽ bị đe dọa khiến em bé chào đời sớm hơn dự kiến.

Khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn

Các bác sĩ luôn khuyến cáo rằng nếu không có biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ sau sinh mà lần mang thai kế tiếp cách lần sinh trước từ 6 đến 9 tháng cũng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non lần sau.

Mẹ có tiểu sử sinh non

Có từ 25 đến 50% các mẹ đã sinh thiếu tháng sẽ phải đối mặt với cảnh báo tương tự của lần mang thai sau đó.

Tỷ lệ sống sót của trẻ sinh non 6 tháng

Em bé sinh đủ tháng trong khoảng từ 37 đến 40 tuần tuổi sẽ có cân nặng từ 2,5 – 4kg. Một em bé sinh non 6 tháng chỉ bé tí xíu như một chú chuột con nằm lọt được trong bàn tay người lớn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với kích thước siêu nhỏ, nặng khoảng 500g và dài khoảng 20cm từ đầu tới chân, băn khoăn lớn nhất của cha mẹ là con có bao nhiêu % để sống sót và có thể tiếp tục chiến đấu đây?

Theo các bác sĩ, mặc dù trình độ y học hiện nay ngày càng tiên tiến vượt bậc nhưng một em bé phải sinh non ở tuần thai thứ 24 thuộc nhóm sinh cực non nên tỷ lệ sống sót là rất thấp, khoảng 39%.

Con số 24 tuần tuổi cũng được nhiều bệnh viện xem là thời điểm giới hạn mà các bác sĩ có thể can thiệp những biện pháp y tế chuyên sâu để dành lại sự sống cho em bé.

Kể cả khi ra khỏi bụng mẹ có dấu hiệu sinh tồn thì sự sống của em bé sau sinh cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm cân nặng và các phương pháp điều trị xâm lấn khác tại phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh ( NICU).

Đối với mỗi em bé sinh non 6 tháng tuổi, chỉ có khoảng 20% trong số đó không gặp những biến chứng lâu dài về sức khỏe và 80% các em bé còn lại sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong quá trình phát triển thể chất cũng như tâm lý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Khác với trẻ sinh đủ tháng trông sẽ hồng hào, bụ bẫm, vì em bé của bạn sinh ra khi mới được 6 tháng tuổi nên lớp mỡ dưới da chưa phát triển mà sẽ được bao phủ bởi lớp lông mịn là lanugo để giữ ấm.

Da của con cũng rất mỏng, mắt vẫn chưa mở được dù đã có lông mi, lông mày. Điều đáng nói là hầu hết các hệ thống bên trong cơ thể của một em bé sinh non 6 tháng đều rất non nớt, chưa thực sự hoàn thiện ngoại trừ hệ thống thính giác đã khá hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, vì đường hô hấp chỉ mới bắt đầu phát triển nên khi ra đời ở tháng tuổi này, con hoàn toàn không thể tự thở được mà bắt buộc phải được hỗ trợ bằng máy thở.

Bé được nuôi trong lồng ấp và có sự chăm sóc đặc biệt từ đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp trong một thời gian dài. Gia đình phải tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong mọi vấn đề bao gồm cả chuẩn bị tâm lý cho những can thiệp chuyên sâu trong các trường hợp khẩn cấp hoặc chủ động can thiệp để phòng ngừa biến chứng rủi ro của sinh non.

Con sẽ được chăm sóc tại nhà khi đáp ứng tốt những điều kiện cơ bản để có thể sinh tồn độc lập như tự thở, thân nhiệt ổn định, tự ăn, lên cân đều và không bị nhiễm trùng. Tuy vậy, để tăng sức đề kháng và tăng cường miễn dịch cho trẻ sinh non, các ông bố bà mẹ vẫn cần nhớ rõ những lưu ý sau:

Không gian chăm sóc cần được đảm bảo

Môi trường, không khí, nhiệt độ là những đòi hỏi cần thiết để đảm bảo sự khỏe mạnh của tất cả các em bé, đặc biệt là những em bé sinh non. Con cần một không gian yên tĩnh để hệ thần kinh non nớt không bị ảnh hưởng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không khí trong lành, phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ ổn định cũng là những yếu tố ngăn chặn những biến chứng về thân nhiệt, hô hấp có thể xảy đến khi chăm sóc bé tại nhà.

Ngoài ra, khi nuôi dưỡng cha mẹ cần để ý cách ủ ấm, mặc quần áo, quấn tã đúng cách, tránh để bé ướt khiến bé dễ bị mất nhiệt. Đừng nên cho bé ngủ riêng ở nôi cũi quá sớm.

Con cần nằm chung với mẹ vì nhiệt độ ngoài da của mẹ cao hơn sẽ truyền hơi ấm cho con. Đặc biệt phương pháp “da tiếp da” luôn được các bác sĩ khuyến khích người thân áp dụng khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà.

Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ

Thời gian đầu sau sinh, dù con không được bú trực tiếp nhưng mẹ vẫn nên vắt sữa đều đặn theo cữ 3 giờ/ lần để tránh tình trạng mất sữa, viêm tắc sữa và đảm bảo nguồn sữa cho đến khi con được về với mẹ. Hệ miễn dịch của những em bé sinh non được bú mẹ liên tục trong 6 tháng đầu đời cũng được cải thiện đáng kể.

Vì lượng ăn của con ban đầu sẽ rất ít và tăng dần về sau nên để đảm bảo dinh dưỡng cho bé, mẹ hãy duy trì mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 giờ và giãn dần ra đến tối đa là 4 giờ/lần.

Sau mỗi cữ bú, mẹ cũng nhớ duy trì thực hiện việc vỗ ợ hơi để phòng tránh hiện tượng nôn trớ mà các bé dễ gặp phải do dạ dày con còn rất nhỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo dõi liên tục sự tăng trưởng của con

Cha mẹ cần nhớ, tháng tuổi đúng nhất của 1 em bé sinh non không được tính vào lúc con chào đời mà là ở thời điểm bé được sinh ra theo dự kiến nên để biết con có phát triển đúng độ tuổi hay không, cần dựa vào biểu đồ tăng trưởng đặc biệt cho trẻ sinh non.

Tốc độ tăng cân của bé sinh non được theo dõi theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO:

  • Trẻ tăng khoảng 20g mỗi ngày đến khi được 32 tuần (tính theo tuần thai), tương đương khoảng 150-200g/ tuần.
  • Tăng khoảng 25g mỗi ngày từ tuần 33 đến 36 (tính theo tuần thai), tương đương khoảng 200-250g/ tuần.
  • Trẻ tăng khoảng 30g mỗi ngày từ tuần 37 đến 40 (tính theo tuần thai), tương đương khoảng 250-300g/ tuần.

Đừng lấy làm buồn phiền nếu trong 2 năm đầu đời, con của bạn trông không cao lớn và có cân nặng tương đương như các bạn cùng trang lứa khác.

Nếu con được chăm sóc tốt với một chế độ ăn thích hợp và bổ sung dinh dưỡng hợp lý, con vẫn có thể phát triển thể chất bình thường và khỏe mạnh.

Chọn thời điểm cho ăn dặm thích hợp

Song song với việc duy trì nguồn sữa là thức ăn chính cho đến trước khi con tròn 1 tuổi, con cũng cần được bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp tăng sức đề kháng cho bé.

Vì trẻ sinh non 6 tháng cần nhiều thời gian để phát triển thuần thục khả năng nhai, nuốt nên thời điểm ăn dặm thích hợp nhất là khi con được 9 tháng tuổi tính từ lúc sinh ra tức là 6 tháng tuổi theo đúng thời điểm dự sinh.

Cũng như các em bé 6 tháng tuổi khác, nguyên tắc lựa chọn thức ăn bổ sung cũng cần được mẹ chú ý theo nguyên tắc:

  • Ít đến nhiều
  • Mềm đến cứng
  • Loãng đến đặc.

Nếu quá trình tiêu hóa và hấp thu của bé đáp ứng tốt mẹ hãy đa dạng dần các loại thực phẩm, ngược lại cần điều chỉnh bữa ăn nếu mức độ tăng trưởng của con không thay đổi.

Kiểm tra các phản xạ vận động, thần kinh và thể chất của bé

Vì phải chào đời sớm nên trẻ sinh non 6 tháng tuổi luôn phải đối mặt với nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến thể chất. Quá trình lớn lên của con rất cần được cha mẹ quan sát và theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

Cha mẹ có con sinh thiếu tháng thường phải kiểm tra khả năng nghe, nhìn của con và cần tới gặp bác sĩ nếu bé có dấu hiệu mắc phải bệnh lý võng mạc, tật lé mắt hay không phản ứng với tiếng ồn.

Những biểu hiện về cảm xúc cũng như các mốc thời gian như tập lẫy, ngồi, tập bò, đứng vịn, tập đi của con thường sẽ đến chậm hơn nhưng không phải vì thế mà cha mẹ chỉ quá chú trọng về vấn đề thể chất mà quên đi những kích thích về thần kinh và vận động của trẻ.

Hãy tạo các thói quen chăm sóc bé như: trò chuyện, giao tiếp bằng mắt, massage cơ thể… để con ngày càng được phát triển toàn diện hơn nhé.

Một số lưu ý khác

  • Giấc ngủ của trẻ sinh non 6 tháng cần được lưu ý đặc biệt về tư thế ngủ là nằm ngửa, không nằm sấp, nằm trên mặt phẳng cứng, không có gối để giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Cũng như giai đoạn đầu tiên khi con còn nằm trong lồng ấp, khi con trở về nhà cũng cần hạn chế tiếp xúc với quá nhiều người, dụng cụ chăm sóc cũng cần được vô trùng. Sự cẩn thận này giúp con phòng tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp, rối loạn tiêu hóa từ bên ngoài.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi bé đạt đủ số cân nặng cần thiết. Đây được coi là biện pháp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ sinh non mà các bố mẹ nên tuân thủ.

Hơn một nửa số trẻ sinh non 6 tháng tuổi sau khi vượt qua cửa tử thần vẫn sẽ có cơ hội được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác nếu trong suốt chặng đường lớn khôn của mình con luôn có cha mẹ đồng hành và tin tưởng.

Sự sống luôn thật kì diệu, dù hơi sớm nhưng vẫn hãy chào đón con đến với thế giới bằng vòng tay và nụ cười của mọi người, mẹ nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi