Sau sinh chưa có kinh trở lại, mẹ bỉm có được uống thuốc tránh thai hàng ngày không?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, phụ nữ nên có ít nhất 2 năm khoảng cách giữa hai lần mang thai để đảm bảo sức khoẻ. Vì vậy, nhiều mẹ bỉm sau sinh đã nghĩ ngay đến việc dùng các biện pháp tránh thai để có thể thực hiện “chuyện vợ chồng” mà không lo lắng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh chưa có kinh lại có uống được thuốc tránh thai hàng ngày không? Không chỉ là thuốc tránh thai mà các biện pháp tránh thai khác đều có thể thực hiện, tuy nhiên mỗi biện pháp đều có những lưu ý riêng mà các mẹ bỉm cần phải nhớ.

  • Sau sinh chưa có kinh lại có uống được thuốc tránh thai hàng ngày không?
  • Lưu ý với những biện pháp tránh thai khác

Sau sinh chưa có kinh lại có uống được thuốc tránh thai hàng ngày không?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, phụ nữ nên có ít nhất 2 năm khoảng cách giữa hai lần mang thai để đảm bảo sức khoẻ. Vì vậy, nhiều mẹ bỉm sau sinh đã nghĩ ngay đến việc dùng các biện pháp tránh thai để có thể thực hiện “chuyện vợ chồng” mà không lo lắng. Một trong những cách đó là uống thuốc tránh thai. Về cơ bản, đây là phương pháp có hiệu quả cao nếu áp dựng đúng. Và sau đây là các lưu ý của ThS.BS Nguyễn Thanh Tuyền – Trưởng khoa Sanh - Bệnh viện Nhân dân Gia Định đối với phương pháp này:

  • Có thể sử dụng thuốc sau sinh ngay khi có sữa hoặc bất cứ thời điểm nào nếu biết chắc chưa có thai (hoặc chưa có kinh lại).
  • Mỗi ngày uống 1 viên trong 1 khung giờ cố định, theo chiều mũi tên trên vỉ thuốc, dùng vỉ kế tiếp ngay sau khi hết vỉ trước, không ngừng giữa 2 vỉ.
  • Trường hợp quên uống thuốc (1 viên hoặc nhiều hơn) hay uống trễ hơn 3 giờ trở lên cần uống ngay 1 viên khi nhớ ra và tiếp tục uống mỗi ngày như thường lệ. Đặc biệt phải sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 2 ngày tiếp theo.

Sau sinh chưa có kinh lại vẫn có thể uống thuốc tránh thai hàng ngày nhưng phải đều đặn (Nguồn: Vinmec)

Ngoài ra, các chị em nên lường trước những nguy cơ khi dùng phương pháp tránh thai tạm thời này. Dùng thuốc tránh thai không phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục. Một vài trường hợp chị em sẽ gặp tác dụng phụ như nhức đầu, căng ngực, đau nặng bụng dưới…

Xem thêm:

4 cách tránh thai không dùng thuốc được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn

Lưu ý với những biện pháp tránh thai khác

Ngoài việc uống thuốc tránh thai, chị em cũng có thể tham khảo nhiều biện pháp tránh thai khác. Mỗi phương pháp sẽ có lưu ý riêng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Cho con bú

Đây là phương pháp tận dụng hiệu quả việc tránh thai tự nhiên của sữa mẹ trên nguyên tắc khi cho con bú nồng độ prolactin trong cơ thể mẹ gia tăng, ngăn chặn sự rụng trứng, qua đó ngăn ngừa mang thai. Theo nghiên cứu, phụ nữ cho con bú hoàn toàn thường không rụng trứng trong ít nhất 6 tháng sau khi sinh con và tiếp tục cho con bú trong 12 tháng sau khi sinh con, không trở về rụng trứng (do đó bảo vệ khỏi mang thai) trong thời gian này.

Tuy nhiên đây là phương pháp có hiệu quả tránh thai không cao, thường chỉ có tác dụng trong 6 tháng đầu sau sinh khi chưa có kinh trở lại. Ngoài ra mẹ phải cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú cả ngày lẫn đêm, kể cả khi mẹ ốm hoặc bé ốm.

2. Đặt vòng tránh thai

Đây là biện pháp tạm thời với hiệu quả cao, có thể thực hiện từ tuần thứ 6 sau sinh khi chưa có kinh trở lại trong trạng thái chắc chắc chưa có thai. Trong trường hợp có kinh trở lại thì đặt vòng trong 5 ngày đầu sau hành kinh. Lưu ý:

- Kiểm tra và nắm thông tin về thời hạn đặt vòng với nhân viên y tế.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Tái khám theo lịch hẹn của nhân viên y tế.

Vòng tránh thai

- Các triệu chứng khi đặt vòng: Có thể ra nhiều huyết trắng hơn bình thường, đau ít trong khi và ngay sau khi đặt vòng, có thể ra máu kinh nhiều hơn và kinh dài hơn trong một vài tháng đầu.

- Vòng tránh thai không phù hợp cho phụ nữ đã từng có thai ngoài tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Nếu đang bị viêm nhiễm đường sinh dục, bị viêm niêm mạc tử cung sau sinh chỉ đặt vòng sau khi đã điều trị ổn.

Xem thêm:

TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI - 7 cách hiệu quả các mẹ tha hồ lựa chọn

3. Que tránh thai

Đây là phương pháp tránh thai tạm thời, hiệu quả tránh thai cao. Phụ nữ có thể đặt que tránh thai từ tuần thứ 6 sau sinh, bất cứ lúc nào trong 6 tháng đầu sau sinh và chưa có kinh trở lại.

Que tránh thai (Nguồn: Vinmec)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Phương pháp có hiệu quả tránh thai trong 3 năm. Sau khi rút que hoặc hết hạn thì khả năng có thai trở lại nhanh chóng.

- Các tác dụng phụ dungf phương pháp này: đau đầu, chóng mặt, căng ngực, mụn trứng cá, khô âm đạo, rong kinh, nhiều trường hợp sau 1 năm thường gây vô kinh.

- Những trường hợp không sử dụng được que cấy tránh thai: Có thai, ung thư vú, bệnh lý nội khoa nặng, có tiền sử vô kinh và hoặc kỳ kinh bất thường.

4. Triệt sản nữ

Khác với các phương pháp trên, triệt sản là biện pháp tránh thai vĩnh viễn và không hồi phục, hiệu quả rất cao trên 99%. Phương pháp có thể áp dụng ngay trong vòng 7 ngày đầu sau sinh hoặc trì hoãn đến 6 tuần sau sinh hoặc kết hợp triệt sản khi phẫu thuật lấy thai. Lưu ý:

- Triệt sản không phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Triệt sản không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của người được triệt sản.

- Sau triệt sản vẫn có kinh nguyệt bình thường và không ảnh hướng đến quan hệ tình dục.

Sau sinh chưa có kinh lại có uống được thuốc tránh thai hàng ngày không? Câu trả lời từ chuyên gia là có thể, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, cần phải uống hàng ngày, hạn chế việc bỏ cử thuốc. Ngoài ra, chị em có thể cân nhắc sử dụng các biện pháp khác miễn phù hợp với điều kiện và thể trạng của bản thân.

Nguồn thông tin: Những Điều Cần Biết Về Tránh Thai Sau Sinh – BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin với các cha mẹ khác!

Bài viết của

hoanglan