Giải đáp thắc mắc: Sau đám cưới trời mưa là điềm tốt hay điềm xấu?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo quan niệm dân gian ta từ xưa tới nay thì đa số mọi người đều cho rằng sau đám cưới trời mưa là điềm lành, rất tốt cho các cặp đôi mới cưới.

Đám cưới là một ngày vô cùng trọng đại trong cuộc đời của mỗi người, thế nên ai cũng có mong muốn rằng ngày tổ chức hôn lễ thời tiết sẽ thật đẹp và ủng hộ cho cặp đôi của mình. Chính vì vậy, trước khi tổ chức đám cưới mọi cặp đôi đều đi xem ngày, giờ đẹp để tổ chức để mọi việc diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. 

Tuy nhiên, “người tính không bằng trời tính”, nếu lỡ sau đám cưới trời mưa thì có gây ảnh hưởng gì đến đời sống vợ chồng sau này không? Để hiểu rõ hơn, hãy đọc thật kỹ bài viết này bạn nhé!

Sau đám cưới trời mưa là điềm gì?

Khi một cặp đôi đã có tình yêu đủ chín mùi, đủ chín chắn và suy nghĩ đến quyết định kết hôn thì điều đầu tiên mà họ nghĩ đến chính là việc đi xem ngày và thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị đám cưới thật chỉn chu. Thế nhưng, việc đi xem ngày nhiều khi chỉ để tạo cảm giác bình an và yên tâm trong lòng mỗi người, bởi “mưa nắng là việc của trời” không ai có thể lường trước được.

Người ta thường hay có xu hướng lo lắng về thời tiết mỗi khi chuẩn bị đến một ngày đặc biệt nào đó, đặc biệt là chuẩn bị đến ngày cưới hỏi của chính bản thân mình. Vào thời điểm đó, người ta sẽ thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để có được sự chuẩn bị tốt nhất trước những tình huống xấu có thể xảy ra.

Trên thực tế, mưa chỉ làm cho việc đi lại và tổ chức lễ cưới có đôi chút khó khăn, quần áo có hơi lấm bẩn,… thế nhưng nó lại mang đến niềm vui, hy vọng cũng như nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ.

Khi tổ chức đám cưới mà gặp mưa tức là cơn mưa đã xua đi những điều xấu xa, tồi tệ trong quá khứ và mang lại sức sống, đánh dấu một bước ngoặt mới cho cuộc sống tươi đẹp,  tràn đầy hạnh phúc của vợ chồng, 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những ý nghĩa tốt lành khi sau đám cưới trời mưa

Khi tổ chức hôn lễ mà gặp trời mưa là một điều hết sức may mắn và tuyệt vời cho các đối uyên ương. Điều này sẽ khiến cho những người trong cuộc cảm thấy mừng thầm trong bụng rằng nhất định cuộc sống hôn nhân của họ sẽ rất tốt đẹp, may mắn và hạnh phúc bền lâu.

Hơn nữa, chúng ta đều biết mưa mang lại nguồn nước tươi mới cho những vùng đất khô cằn, cuốn trôi đi những cái cũ, khiến cho cây trái phát triển. Vậy nên khi đám cưới gặp mưa thì không còn gì tốt đẹp hơn, bởi tất cả những điều xấu và không may mắn trong quá khứ sẽ được dội bỏ và cuốn theo cơn mưa đó. Người ta tin rằng mưa sẽ mang lại một khởi đầu mới đầy ngọt ngào và hứng khởi cho đôi vợ chồng trẻ.

Chính vì những ý nghĩa vô cùng tích cực đó mà trường hợp sau đám cưới trời mưa thường được xem là rất tốt lành. Ngoài những ý nghĩa đó, mưa còn được hiểu là mang đến sự dồi dào của tiền tài, sự thịnh vượng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, mưa trong ngày tổ chức lễ cưới cũng được xem là ngụ ý về khả năng sinh sản, không chỉ mang đến sự sinh sôi nảy nở, sự sống cho vạn vật muôn loài, mà nhiều đôi vợ chồng còn kỳ vọng rằng họ sẽ cùng nhau sinh được nhiều đứa trẻ. Thêm nữa, mưa còn được coi như một chất kết dính tượng trưng cho sự gắn kết, bền chặt tình cảm của đôi uyên ương.

Một số kiêng kỵ trong việc thực hiện đám cưới bạn cần biết

  • Kiêng kỵ không được chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài: Trước giờ đón dâu, cả gia đình nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã đặt trên ban thờ. Tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên. Hôn lễ chính phải được cử hành tại bàn thờ tổ tiên có đủ hương đăng hoa quả.
  • Kiêng kỵ những người không nên đi đón dâu: Theo quan niệm của người xưa, những gia đình đã mất vợ hoặc chồng, những người lấy nhau đã lâu nhưng không có con, con hiếm muộn, gia đình không hạnh phúc, hay cãi vã, những người cuộc sống không thuận, đều không nên đi đón dâu. Bởi người ta sợ ảnh hưởng không tốt đến đôi trai gái.
  • Kiêng kỵ đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ diễn ra: Người xưa quan niệm rằng nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và hai người không được đeo trước khi hôn lễ diễn ra, như vậy gia đình mới hạnh phúc, không bị xáo trộn.
  • Kiêng kỵ mời cưới trước khi ăn hỏi: Theo đúng phong tục, vào ngày nhà trai đến đón dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và tuyệt đối không được cho phép họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào đón, tặng hoa cưới và dẫn cô dâu ra ngoài chào họ hàng vì người ta quan niệm làm như thế sẽ bị mất duyên.

Kết luận

Hy vọng những thông tin mà theAsianparent chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn yên tâm hơn nếu gặp phải hiện tượng sau đám cưới trời mưa. Ngoài ra, để tìm hiểu kỹ hơn một số phong tục cưới hỏi hoặc những điềm báo quan trọng trước ngày cưới, bạn đừng quên truy cập vào website của chúng tôi nhé!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy