Sản phụ bị tim bẩm sinh vượt cạn thành công khi mang thai 37 tuần, bé gái 1,8kg chào đời khỏe mạnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hôm nay 31/8, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã phẫu thuật thành công cho sản phụ bị tim bẩm sinh, cứu sống cả mẹ và con.

Phẫu thuật thành công cho sản phụ bị tim bẩm sinh

Được biết sản phụ là chị T.M.T (26 tuổi, ngụ TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang). Chị T. bị tim bẩm sinh từ nhỏ nhưng không điều trị tại tại bệnh viện chuyên khoa, trong thai kì cũng không theo dõi sức khỏe chuyên khoa tim mạch.

Tối ngày 26/8, chị T. chuyển dạ sinh, nhập viện cấp cứu khi thai được 37 tuần 5 ngày, tình trạng thai thiểu ối, nhẹ cân, bị tim bẩm sinh tím, ngón tay dùi trống.

Sau khi tiếp nhận ca bệnh, các bác sĩ đã tiến hành siêu âm tim. Kết quả cho thấy chị T. bị tứ chứng Fallot – 1 bệnh lý tim bẩm sinh vô cùng phức tạp và nguy hiểm.

Xác định đây là trường hợp nặng, đánh giá nguy cơ tử vong trong và sau mổ cao nên các bác sĩ tiến hành hội chẩn bệnh viện và quyết định phẫu thuật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau 30 phút phẫu thuật, một bé gái nặng 1,8kg, hồng hào, khóc tốt đã chào đời an toàn. Riêng sản phụ hiện đã tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ khô. Cả mẹ và bé đang được theo dõi, điều trị tiếp tại Khoa Sản và sẽ hội chẩn để phẫu thuật tim cho chị T.

Phụ nữ bị tim bẩm sinh cần cẩn trọng khi mang thai

Theo Bác sĩ CK2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc Phụ trách chuyên môn, Giám đốc trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, hầu hết phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh, thai kì vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên vẫn có khoảng 10% thai phụ gặp các biến chứng về tim mạch trong suốt thai kỳ, thường xảy ở những người có bệnh tim bẩm sinh phức tạp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sản phụ bị tim bẩm sinh gặp biến chứng trong thai kỳ cũng có nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch cao hơn sau khi kết thúc thời kỳ mang thai. Biến cố sản khoa như tiền sản giật hoặc sản giật thường xảy ra hơn. Thai nhi cũng dễ gặp các biến chứng như sảy thai, sanh non, tử vong chu sinh.

Thai phụ mắc tứ chứng Fallot cần được theo dõi đặc biệt trước, trong và sau thai kỳ

Tứ chứng Fallot là một hội chứng bao gồm 4 dị tật bẩm sinh: Hẹp đường ra thất phải, thông liên thất, động mạch chủ lệch sang ngay lỗ thông liên thất và phì đại thất phải.

Bệnh nhân bị tứ chứng Fallot thường có biểu hiện tím sớm ngay từ những tháng đầu sau sinh và nặng dần theo tuổi, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, tinh thần và hoạt động sau này. Nếu không được phẫu thuật sớm, trẻ bị tứ chứng Fallot có thể chết trước tuổi trưởng thành do nhiều biến chứng nặng.

Đặc biệt, việc mang thai càng đặt một gánh nặng rất lớn lên hệ tim mạch của người mẹ có tứ chứng Fallot. Thai phụ rất dễ bị sẩy thai, tăng tỉ lệ mổ lấy thai, dễ bị suy tim, tăng áp phổi, huyết khối trong suốt thai kì. Thai nhi dễ bị sinh non tháng, suy thai hay chậm tăng trưởng. Người mẹ mắc tứ chứng Fallot thì xác suất con bị bệnh tim bẩm sinh tăng lên đến 3,1%.

Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai nên tầm soát các bệnh tim bẩm sinh; không nên mang thai nếu tình trạng tim mạch chưa ổn định. Thai phụ mắc tứ chứng Fallot cần được đánh giá và theo dõi sát sao bởi bác sĩ Sản khoa, bác sĩ Tim mạch và bác sĩ Nhi khoa trong giai đoạn tiền thai kì, thai kì và hậu sản.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

ZinVi