Rốn trẻ sơ sinh bị ướt không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng cũng không thể lơ là. Bởi rốn là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất ở trẻ mới sinh, tựa như một vết thương hở và những bất thường ở rốn trẻ sơ sinh sẽ là dấu hiệu báo động một bệnh lý nguy hiểm.
Rốn trẻ sơ sinh rụng khi nào?
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là một trong những hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ được cắt và còn lại một phần dính vào rốn của bé, phần này được gọi là cuống rốn. Thông thường cuống rốn trẻ sơ sinh sẽ khô lại và tự rụng đi sau khi sinh khoảng 2 tuần. Có trường hợp rốn trẻ rụng sớm hơn trong vòng 1 tuần hoặc có thể kéo dài hơn đến khoảng 1 tháng.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có nguy hiểm không?
Tuy nhiên, đối với những trường hợp cuống rốn không thể tự rụng, thậm chí có những trường hợp bị mưng mủ và nhiễm trùng, mẹ nên hết sức lưu ý và tham khảo ngay biện pháp xử lý cho bé từ các bác sĩ. Do phần cuống rốn khi trẻ mới sinh ra giống như một vết thương hở. Nếu các mẹ không chăm sóc cẩn thận vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể non nớt của bé.
Trong trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng do nhiễm trùng thì rất nguy hiểm. Khi vệ sinh rốn cho trẻ, nếu thất xuất hiện mủ ướt, chảy máu, sưng đỏ kèm theo mùi hôi hoặc sốt, quấy khóc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Còn trường hợp trẻ sơ sinh bị ướt rốn nhưng vẫn bú và ăn ngủ bình thường các mẹ không nên quá lo lắng bởi đó có thể là dấu hiệu mẹ chăm sóc vệ sinh cho bé chưa được tốt dẫn đến rốn bé không khô và lâu rụng.
Cảnh báo những sai lầm thường gặp khi mẹ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Quấn băng rốn quá chặt, quá kín
Đây là một trong những quan niệm sai lầm về việc chăm sóc rốn cho bé. Nhiều người thường nghĩ rằng, băng kín rốn giúp bảo vệ rốn. Nhưng trái lại, việc băng rốn quá kín sẽ tạo môi trường tốt cho vi trùng phát triển, làm rốn bị tấy đỏ, chảy mủ …
Tự ký giật hoặc cạy bỏ rốn của trẻ
Nhiều mẹ khi thấy rốn của con gần rụng, chỉ còn dính một phần rất nhỏ với cuống rốn đã quyết định tự tay “xử lí”. Cách làm này có thể gây tổn thương nguy hiểm và nghiêm trọng cho bé.
Có nhiều bà mẹ lại quá vệ sinh, tắm và lau rửa rốn cho bé thường xuyên mà không biết rằng, chăm sóc sai phương pháp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rốn lâu rụng hay viêm nhiễm rốn ở con.
Cho con đắp các loại lá, thuốc không có kiểm nghiệm của bác sĩ
Các bà các mẹ nuôi con theo quan niệm cũ còn tự ý bôi thuốc đỏ, các chất lạ, đắp lá, rắc hạt tiêu… lên cuống rốn bé với hy vọng sẽ giữ vệ sinh cho rốn và làm cho rốn mau rụng. Chính sự thiếu hiểu biết này là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị nhiễm trùng rốn nặng, khó điều trị và để lại di chứng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da.
Mẹ nên làm gì rốn trẻ sơ sinh bị ướt?
Tuy rằng việc rốn bị ướt không hoàn toàn đều gây nguy hiểm cho con của bạn, các mẹ vẫn nên lưu ý các trường hợp sau như:
- Trẻ sau khi rụng rốn có chảy theo dịch vàng kéo dài khoảng 1 tuần mà vẫn chưa khỏi.
- Quanh rốn trẻ sơ sinh có mủ ướt, sưng đỏ, chảy máu, hay rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng có mùi hôi kèm theo sốt, quấy khóc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
- Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi bất thường
- Trường hợp trẻ bị chồi hạch rốn (granuloma) thì rốn của bé thường chậm rụng hơn so với bé khác và có tiết dịch nhiều bất thường.
Nếu phát hiện một trong những trường hợp trên, mẹ hãy lập tức đưa trẻ đến các cơ quan y tế, phòng khám gần nhất để nhận được thăm khám và sự tư vấn từ các bác sĩ và chuyên gia. Hãy đảm bảo là mẹ không tự mình giải quyết hoặc nghe theo các “bài thuốc” không rõ nguồn gốc, gây ra những hệ lụy lâu dài ảnh hưởng lên sức khỏe của trẻ.
Xem thêm:
- Mách mẹ bỉm 6 bước tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn để rốn khô, sạch sẽ và nhanh rụng
- Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa có đáng lo ngại không?
- Bé sơ sinh khóc – Giải mã 6 tiếng khóc thường xuyên của trẻ sơ sinh
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!