Bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 liệu có đáng lo ngại?

Thông thường, hiện tượng ra máu thường xuất hiện ở mẹ bầu mang thai những tháng đầu tiên. Vậy nếu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không?

Thai nhi phát triển như thế nào khi mẹ mang thai tháng thứ 6

Ở tuần thai thứ 21, thiên thần của bạn có chiều dài tử đỉnh đầu tới mông khoảng 18cm. Cân nặng vẫn tăng lên đều đặn khoảng 360g. Thai nhi đã phát triển khá nhiều so với tháng trước.

Lúc này, tử cung đủ nặng và tạo áp lực lên các mạch máu, khiến các mẹ bị đau lưng nếu nằm ngửa. Điểm đáy của tử cung đã phát triển lên phía trên, cao hơn rốn.

Những triệu chứng của bệnh trĩ, ngứa bụng, hay quên và nhiều biểu hiện khác vẫn tiếp tục xuất hiện. Các mẹ sẽ cảm thấy vụng về hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình vì cơ thể đang quá to và cồng kềnh.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 là thời điểm thai nhi đã ổn định hơn. Vậy tại sao lại bị như vậy?

Những nguyên nhân khiến ra máu khi mang thai tháng thứ 6?

Mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 6 bị chảy máu nhẹ có thể là do viêm cổ tử cung hoặc tăng trưởng ở cổ tử cung.

Bệnh trĩ

Khi trọng lượng tăng lên trong quá trình mang thai, trĩ – hiện tượng tĩnh mạch bị sưng ở trực tràng hay hậu môn – đôi khi có thể bị rách và gây chảy máu. Nhưng trĩ không gây chảy máu âm đạo.

Thay vào đó, phụ nữ mang thai có thể thấy máu trong bồn cầu sau khi đi vệ sinh hoặc thấy trên giấy vệ sinh sau khi lau.

Nhau bong non

Nhiều bác sĩ cho biết hiện tượng chảy máu ồ ạt ở cuối thai kỳ, với lượng máu tương đương với khi có kinh nguyệt, có thể là chỉ thị cho những vấn đề về vị trí của nhau thai.

Một vấn đề thường gặp là đứt nhau thai, đó là khi nhau bị tách ra khỏi thành tử cung và cung cấp ít ô xy cho bào thai. Đây là tình trạng nghiêm trọng thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba. Và cần được theo dõi và can thiệp y tế ngay lập tức.

Nhau thai tiền đạo

Một vấn đề khác có thể dẫn đến chảy máu âm đạo là nhau thai tiền đạo. Biến chứng này là khi nhau thai nằm quá thấp trong tử cung, và nó che lấp một phần hay hoàn toàn cổ tử cung.

Sinh non

Theo Mayo Clinic, nếu thai phụ bị chảy máu ồ ạt ở bất kỳ thời điểm nào trước giai đoạn tuần thứ 37 của thai kỳ thì có thể là do hiện tượng sinh non.

Bên cạnh chảy nhiều máu, các dấu hiệu khác của sinh non có thể bao gồm bị sức ép ở bụng dưới hoặc xương chậu, đau lưng, đau bụng và co thắt thường xuyên.

Những mẹ bầu có các triệu chứng sinh non cần được bác sĩ theo dõi ngay lập tức.

Xử lý khi ra máu bất thường

Trừ máu báo thai, bất kỳ một trường hợp ra máu không bình thường nào trong thai kỳ đều đáng báo động với sự an toàn của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, bạn luôn phải đề cao cảnh giác với biến chứng này.

Đặc biệt ra máu đi kèm chuột rút, co thắt, máu chảy quá 24 giờ, đau cục bộ ở vùng bụng hoặc xương chậu theo từng cơn.

Khi phát hiện có máu chảy ra từ âm đạo, mẹ bầu cần bình tĩnh, hít thở và nghỉ ngơi hoàn toàn. Sau đó đến cơ sở y tế uy tín để đánh giá mức độ chảy máu.

Siêu âm có thể giúp các bác sĩ phát hiện một nguyên nhân có thể của hiện tượng chảy máu. Trong đó có các biến chứng với vị trí nhau thai (bong nhau thai) hoặc có thể bị sẩy thai.

Những điều cần tránh khi mang thai tháng thứ 6

  • Bắt đầu từ tháng này, thai phụ phải đặc biệt chú ý đến cử động của mình. Tránh những động tác gây chèn ép bụng, tránh cơ thể bị chấn động. Cố gắng không nên cầm vật nặng.
  • Tránh đi du lịch xa, vì ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng dễ động thai và sinh non.
  • Tránh để cho cơ thể bị lạnh. Nếu bị lạnh sẽ gây co thắt tử cung, có thể dẫn đến sinh non. Trong giai đoạn này phải chú ý giữ ấm.

Không phải tất cả mọi trường hợp chảy máu đều đáng sợ. Đối với những trường hợp khi ra máu khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ hãy xử lý thật bình tĩnh, tới ngay bệnh viện có uy tín để được hỗ trợ nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh