Dấu hiệu báo sinh nguy hiểm, mẹ bầu cần chú ý

Với những ai chưa có kinh nghiệm thì các mẹ thường vô cùng hoảng hốt khi thấy máu báo sinh xuất hiện. Một số mẹ tưởng rằng như vậy là em bé sắp chào đời đến nơi và vội vàng đi viện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ra máu báo sau bao lâu thì sinh? Một số mẹ thường sinh sau đó khoảng 1-2 ngày hoặc có thể lên tới 1-2 tuần. Hãy kết hợp các dấu hiệu sinh khác nữa như bụng tụt, vỡ ối và các cơn gò tử cung để biết chính xác mình nên đến viện ở thời điểm nào là hợp lý nhất.

  • Máu báo sắp sinh là gì? Máu báo sắp sinh có màu gì?
  • Ra máu cá sau bao lâu thì sinh?
  • Máu báo thế nào là dấu hiệu nguy hiểm?
  • Các dấu hiệu sắp sinh khác cần chú ý

Máu báo sắp sinh là gì?

Máu báo thực chất là chất nhờn ở cổ tử cung được tiết ra. Nó sẽ có màu trong suốt, trắng đục đôi khi có kèm máu tươi hay đặc dính.

Hiện tượng ra máu báo sinh thường không nhiều, chỉ một vài giọt máu đỏ tươi hoặc có màu cà phê đi kèm với dịch nhờn đặc sệt hoặc dính, gọi là huyết hồng.

Ra máu báo sinh (Nguồn ảnh: iStock)

Ra máu báo bao lâu thì đẻ?

Trên thực tế, từ khi ra máu báo sắp sinh cho đến lúc em bé chào đời sẽ cần một khoảng thời gian nhất định. Thời gian ngắn dài còn tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai, cơ địa của mẹ cùng nhiều yếu tố khác. Một số mẹ thường sinh sau đó khoảng 1-2 ngày hoặc có thể lên tới 1-2 tuần. Ngoài ra, việc ra máu tử cung mới chỉ là dấu hiệu của cổ tử cung đang giãn mở, chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp tới mà thôi.

Chính vì vậy, khi có máu báo sinh thì mẹ nên kết hợp theo dõi cả các dấu hiệu khác nữa như bụng tụt, vỡ ối và các cơn gò tử cung thêm nhé.

Ra máu báo sinh như thế nào là nguy hiểm?

Theo các bác sĩ sản khoa, máu báo sinh thường chỉ ra rất ít. Trường hợp máu ra nhiều trong một thời gian ngắn (1-3 tiếng đồng hồ), ướt đẫm cùng với các biểu hiện bất thường khác như da mặt tái xanh, chóng mặt, xây xẩm, … thì mẹ bầu cần đi bệnh viện ngay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng trên cho thấy mẹ bầu đang có nguy cơ gặp một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Nhau tiền đạo. Nếu mẹ bầu đột ngột bị ra huyết đỏ tươi, có thể nhiều hoặc ít, đông cục lại, không kèm theo đau bụng thì mẹ nên đến bệnh viện khám.
  • Vỡ tử cung. Mẹ bầu thường có dấu hiệu choáng, da mặt tái nhợt, nhịp thở nhanh, thở nông, chân tay lạnh toát, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ…
  • Nhau bong non. Biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ với diễn biến đột ngột, nhanh chóng, có thể đe doạ tính mạng của mẹ và thai nhi do tình trạng sốc mất máu, biến chứng rối loạn đông máu hay vô niệu.
Nhau tiền đạo cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị ra máu đột ngột trong thai kỳ (Nguồn ảnh: iStock)

Một số lưu ý về các dấu hiệu sắp sinh khác mẹ cần biết

Khi chuyển dạ, ngoài băn khoăn có máu báo sau bao lâu thì sinh thì mẹ cũng cần chú ý đến các dấu hiệu khác nữa. Cụ thể như:

1. Tiêu chảy

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy khi sắp sinh là do các hormone được tạo ra để em bé có thể chào đời thuận lợi, các hormone này kích thích ruột non của mẹ hoạt động thường xuyên hơn, khiến mẹ bị tiêu chảy, nôn mửa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Chuột rút, đau thắt lưng

Mẹ bầu gần tới thời điểm lâm bồn sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, mẹ sẽ thấy đau mỏi hai bên háng hoặc vùng lưng ngày càng nhiều. Nguyên nhân là do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung đang bị giãn và kéo căng ra để chuẩn bị đón em bé chào đời.

3. Giãn khớp

Đây là do hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn hơn trong thai kỳ, giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện tốt nhất khi mẹ “lâm bồn”.

4. Vỡ ối

Khi túi ối vỡ nghĩa là con đã sẵn sàng chào đời. Nước ối có thể chảy thành giọt hoặc chảy thành dòng. Ngay khi thấy mình bị vỡ ối thì mẹ nên nhập viện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Cơn gò tử cung

Hãy phân biệt cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ giả (Nguồn ảnh: iStock)

Các cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự sẽ mạnh và rất đau khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên thời gian cơn gò tử cung diễn ra bao lâu thì còn phụ thuộc vào số lần mang thai và cơ địa của từng mẹ nữa.

Cần học cách nhận biết cơn co chuyển dạ giả (Braxton Hicks) hay cơn gò chuyển dạ thật để sẵn sàng nhập viện theo gợi ý từ bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đa số các mẹ bầu đều trải qua cơn co Braxton Hicks này với các đặc điểm là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cường độ đau có thể dữ dội hoặc nhẹ, cơn đau xuất hiện đa số là ở vùng phía trước bụng và vùng xương chậu
  • Cơn co có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất, không xảy ra liên tiếp, không tăng lên theo thời gian.
  • Mẹ có thể sẽ thấy đỡ đau hơn nếu đổi tư thế hay nghỉ ngơi khi cơn co chuyển dạ giả xuất hiện.
  • Không làm cổ tử cung xóa mở

Nguồn thông tin: Thời gian phù hợp cho một cuộc chuyển dạ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Bài viết của

Minh Hương