Các quy tắc về cách bế bé sơ sinh trong năm đầu đời bố mẹ cần nắm vững

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đã từng làm cha, làm mẹ, ai cũng nhớ cái cảm giác lần đầu tiên được ôm con mình, một đứa bé sơ sinh vào lòng. Nhưng hầu như, ai cũng vậy, lần đầu hầu như đều lúng túng, không biết cách bế bé sơ sinh như thế nào.


Những quy tắc bố mẹ cần thuộc nằm lòng về cách bế bé sơ sinh trong năm đầu đời

Tác giả nhớ như in lần đầu tiên có em bé. Hồi hộp và lo lắng! Cái cảm giác khi nhìn thấy y tá mang lên một em bé sơ sinh được bọc trong một chiếc chăn mỏng, đầu vẫn còn dính máu đào là một cảm giác tuyệt vời, không bao giờ có thể quên được.

Tuyệt vời hơn nữa, khi y tá trao tay bạn một đứa bé đỏ hỏn… Không bút nào tả xiết được cái cảm giác sinh linh nhỏ bé nằm trong bàn tay mình. Và lúc đó, nhiều người mới lúng túng nhận ra mình chưa biết cách bế bé sơ sinh. Vì sao?

Đã bế bao giờ đâu mà biết!

Quy trình chuẩn bị bế trẻ sơ sinh

Không phải ai cũng biết cách bế bé sơ sinh

1. Rửa tay sạch sẽ:

Đây là điều kiện tiên quyết để bạn có thể chạm vào một em bé sơ sinh bởi hệ miễn dịch của các em là cực kỳ “sơ khai”. Chắc chắn bạn không muốn nhiễm bệnh cho một đứa bé còn không có khả năng tự vệ, phải không nào?

2. Thả lỏng tinh thần

Liệu cách bế bé sơ sinh của mình có đúng không? Liệu có ổn không? Có làm sao không? Đừng tự hỏi mình những câu hỏi như vậy. Hãy thả lỏng cơ thể và thoải mái tinh thần. Lo lắng không giải quyết được vấn đề gì cả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Nhớ những điểm cần phải nâng đỡ khi bế bé

Nên nhớ, cổ của trẻ sơ sinh rất mềm. Xương còn chưa hoàn thiện. Do vậy, hãy nhớ đỡ phần cổ của bé để giúp bé thoải mái nhất khi được bế.

Rồi! Bắt đầu vào 8 cách bế bé sơ sinh thôi!

8 tư thế bế giúp bé sơ sinh thoải mái nhất

1. Tư thế bế vác

Tư thế giúp con thoải mái nhất

Một trong những tư thế tự nhiên nhất và cũng mang lại nhiều sự thoải mái nhất đối với trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Để cơ thể của em bé song song với bạn, nâng bé lên ngang vai.
  • Cố gắng giữ đầu và cổ bé trên vai mình để bé có thể tùy ý nhìn quanh.
  • Một tay của bạn có thể giữ gáy bé để hỗ trợ bé quay đầu.

2. Cách bế bé sơ sinh với tư thế bế ẵm

Tư thế rất "truyền thống"

Nếu bạn đã từng xem phim gia đình, có cảnh các bà mẹ ru con ngủ thì đây chính là tư thế đó.

  • Đặt bé song song với ngực bạn, vòng tay tạo thành một cái nôi để đỡ đầu em bé
  • Nhẹ nhàng đặt bé theo chiều cánh tay của bạn
  • Tay còn lại đỡ mông và lưng bé
  • Giữ bé trong vòng tay của bạn

3. Bế vắt

Nhìn bé khác gì con sâu trên cái cây không?

Nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng đây lại là tư thế các bé sơ sinh khá thích thú.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đặt bé nằm úp xuống, dọc theo cánh tay của bạn
  • Để hai chân bé thõng sang hai bên tay bạn
  • Cố định bé bằng cách đặt bàn tay còn lại lên lưng
  • Tư thế này rất thích hợp với bé khi ngủ hoặc đang bị hóc, trớ. Vỗ rất nhẹ vào lưng bé để ổn định hơi thở và ợ hơi.

4. Ôm chặt

Tư thế này giúp bé thấy tự do nhất

Tư thế này, bé gần như ngồi lên cả cánh tay của bạn vậy. Nhưng hãy thử bế bé nếu bé đã ngoài ba tháng nhé vì khi đó, cột sống của bé mới đủ vững để ngồi.

  • Để em bé ngồi lên cánh tay của bạn, mặt hướng ra ngoài
  • Cổ của bé tiếp giáp với phần bắp tay và bả vai của bạn
  • Vòng tay qua eo của em bé

5. Đối mặt

Chẳng có gì tuyệt vời hơn được ngắm đôi mắt của con mình với tư thế này

Tư thế này rất thích hợp với những bé sơ sinh mới chào đời, muốn nhìn bố, mẹ và những người thân. Tư thế này cũng giúp các bạn có thể tận hưởng đôi mắt trong veo của con trẻ.

  • Ôm bé bằng một hoặc hai tay
  • Để bé trượt dài trên cánh tay của bạn
  • Bàn tay giữ lại đầu của bé
  • Quay mặt bé đối diện với mặt bạn
  • Tương tác với mắt bé.

6. Đón chào thế giới

Cùng nhau, mẹ và con đối mặt với thế giới này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé thích khám phá, tò mò, thích nhìn ngắm xung quanh. Vậy thì chẳng có gì tuyệt vời hơn việc cho bé quan sát xung quanh với sự giúp đỡ của bố mẹ.

  • Để bé tựa lưng vào một phần ngực và một phần cánh tay của bạn
  • Đặt bàn tay của bạn ở bụng hoặc hông bé để dễ xoay người
  • Đặt tay còn lại dưới mông của bé
  • Chủ động xoay bé theo hướng bé thích

7. Tư thế bé sơ sinh - Ôm bóng

Thủ môn mẹ và quả bóng con

Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nó giống như khi thủ môn ôm một trái bóng vậy. Vừa đủ nhẹ nhàng, vừa đủ tinh tế nhưng vẫn đảm bảo chắc chắn và vững vàng.

  • Giữ bé bằng cả hai tay
  • Một tay đỡ hông dưới, một tay đỡ lưng bé
  • Quay mặt bé vào trong cơ thể của bạn
  • Nhớ đỡ cổ cho bé nhé.

8. Bú bình

Bú bình - tư thế giúp bé đỡ sặc khi được bế

Vì sao lại như vậy? Vì tư thế này rất hợp với trẻ khi bú bình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đặt bé lên phần đùi của bạn
  • Hãy chắc chắn bạn đã ngồi vững
  • Mặt của bé hướng lên trên
  • Đặt tay của bạn dọc theo cơ thể bé
  • Kẹp nhẹ chân của bé vào vùng bụng của bạn

Trên đây là 8 cách bế bé sơ sinh mang lại cho bé sự thoải mái và vui vẻ nhất.

Mẹ nên bế bé sơ sinh như thế nào sau khi con ăn xong?

Trong 6 tháng đầu tiên, do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển chưa hoàn chỉnh nên trẻ sơ sinh thường có xu hướng nuốt khí vào đồng thời với nuốt sữa. Bé sẽ dễ bị ọc sữa và đầy bụng khó chịu sau mỗi lần ăn no.

Các tư thế bế bé sơ sinh đúng cách sau khi con ăn xong sẽ giúp phòng tránh được cả 2 hiện tượng nói trên. Do đó, mẹ cần chú ý:

- Vỗ ợ hơi cho bé sau khi con đã ăn no hoặc bú xong một bầu vú. Mẹ có thể áp dụng tư thế bế vác số 1 và tư thế bế vắt bé trên đòn cánh tay số 3 để vỗ lưng bé, giúp con tống các luồng khí dư thừa trong dạ dày ra ngoài.

- Sau khi vỗ ợ hơi và con tỏ ra dễ chịu, vui vẻ, mẹ cần đặt bé nằm sao cho đầu cao hơn thân người. Tránh các hoạt động mạnh như vui đùa với bé quá mức, rung lắc, ... để giảm thiểu tình trạng ọc, nôn trớ sữa thường xuất hiện với trẻ sơ sinh sau mỗi lần ăn.

Nếu con quấy khóc vì khó chịu, mẹ hãy thử áp dụng cách bế trấn an bé như thế này

Đây là tư thế mang tên “The Hold” được nghĩ ra và thực hành trên hàng nghìn em bé của nước Mỹ bởi bác sĩ Robert C Hamilton – tiến sĩ Nhi khoa tại Carlifornia.

Các bước bế bé để dỗ trẻ nín khóc chỉ trong vòng vài giây của bác sĩ được thực hiện như sau:

Bước 1: Bế bé lên và gập 2 tay của bé để trước ngực.

Bước 2: Đặt bé ở tư thế nằm sấp, một tay giữ 2 tay của bé, tay còn lại đỡ cổ và đầu bé.

Bước 3: Đung đưa bé nhẹ nhàng ở góc nghiêng 45 độ.

Bác sĩ cũng cho biết, tư thế này thường thích hợp với các bé dưới 3 tháng tuổi vì lúc này cân nặng của bé còn chưa lớn nên thực hiện dễ dàng hơn.

Ngoài ra, hãy nhớ một số lưu ý sau đây.

8 lời khuyên giúp bé thoải mái khi được bế ẵm trong vòng tay bố mẹ

  • Luôn nhớ không để bé bị ngạt thở
  • Skin – to – skin, da tiếp xúc với da luôn là phương pháp tuyệt vời nhất khi bế bé.
  • Nếu không đủ sức để bế bé, hãy đặt bé lên đùi khi đang ngồi.
  • Không bế bé sơ sinh khi đang nấu ăn hoặc đứng trước máy lạnh hoặc tủ lạnh
  • Nếu phải bế bé trong thời gian dài, hãy nhờ đến sự trợ giúp của công cụ hỗ trợ như đai đeo.
  • Đừng thể hiện thái độ thất vọng, tiêu cực trước mặt bé
  • Đừng đánh thức bé như đánh thức người lớn. Hãy chạm nhẹ vào má bé hoặc cù nhẹ bé.
  • Giữ em bé bằng cả hai tay khi di chuyển. Đừng chủ quan.

Nên nhớ, mỗi lần bế ẵm bé sơ sinh luôn là một điều tuyệt vời nhất có thể. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời này hàng ngày, hàng giờ bởi vì đó chắc chắn là điều mà bạn sẽ rất nhớ sau này, khi mà chúng đã lớn lên và rời xa vòng tay bạn.


Theo Momjunction

Xem thêm:

Bí mật về tư thế bế bé sơ sinh tốt nhất để con không quấy khóc theo nghiên cứu khoa học

Cách bế bé sơ sinh 3 tháng đầu đời - 7 tư thế tốt nhất cho hệ xương của trẻ

Bài viết của

DAVE