Phương pháp đẻ mổ được chỉ định trong những trường hợp nào? Bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần cũng như thể chất như thế nào để quá trình sinh mổ diễn ra thuận lợi?
Các bác sĩ luôn khuyên sinh thường sẽ tốt cho mẹ và thai nhi. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh năm 2018, hiện nay 32% – 1,4 triệu ca bà mẹ sinh con bằng phương pháp đẻ mổ. Tỷ lệ phụ nữ dưới 25 tuổi sinh mổ gần đây tăng đột biến.
Bạn sẽ không bao giờ biết được liệu mình có sinh mổ hay không, tốt nhất hãy trong tâm thế luôn sẵn sàng và chuẩn bị chu đáo cho dù là trong bất kỳ tình huống nào.
1. Nên nắm rõ mọi thông tin về phương pháp đẻ mổ
Một số người sẽ lên kế hoạch để sinh mổ, mặc dù tỉ lệ này chỉ chiếm khoảng 3-4% . Lý do là vì thai nhi khá lớn, bé nằm ở vị trí bất thường, ngôi mông, thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc trẻ bị cách bệnh về dây rốn.
Ngoài ra bạn cũng bắt buộc phải sinh mổ nếu đã có tiền sử mổ tử cung trước đó, vị trí của nhau thai gây nguy hiểm cho bé (trường hợp nhau thai quấn quanh cổ). Hay người mẹ bị các vấn đề liên quan đến bệnh sinh dục hoặc HIV. Một trường hợp phổ biến khác nữa là bạn bị huyết áp cao hoặc bị tiền sản giật.
Sẽ không có gì chắc chắn bạn sẽ sinh mổ hay sinh thường. Có thể bạn đang trong quá trình sinh thường nhưng vì một sự cố nào đó xảy ra như nhịp tim của thai nhi thay đổi (suy thai), thai nhi quá lớn không vừa với độ mở của tử cung,… Khi những trường hợp bất khả kháng xảy ra thì việc sinh nở bằng phương pháp đẻ mổ là vô cùng an toàn và có rủi ro rất thấp.
Các bước sinh mổ cụ thể mà bạn cần biết là gì?
Phẫu thuật sinh mổ được thực hiện qua hai vết mổ, một trên thành bụng, và một trên thành tử cung. Trước hết, bác sĩ sẽ dùng dao mổ, cắt một đường ngang ở phía dưới thành bụng, dọc theo đường mép của bikini. Vì thế vết mổ này còn gọi là đường cắt bikini. Ưu điểm là nó ít để lại sẹo và rất dễ che giấu dưới lớp đồ lót.
Kế đến, bắp thịt của thành bụng được tách ra chính giữa. Sau khi thành bụng được mở rộng ra như một lỗ hình thoi, một đường cắt ngang ở phần dưới của thành tử cung được thực hiện. Kế đến màng nước ối được mở rộng, và em bé được đưa ra qua vết mổ.
Em bé thường được trao cho mẹ ẵm một vài phút sau khi dây cuống rốn được kẹp và cắt. Sau đó bánh nhau cũng được lấy ra, các vết mổ tuần tự được khâu lại từ trong ra ngoài. Thường thì phải đến khoảng 30 phút sau bạn mới rời khỏi phòng hồi sức, trong thời gian đó bạn vẫn có thể giữ bé trên người và bắt đầu cho con bú.
Nhưng để có thể thực hiện phương pháp đẻ mổ này, bạn cần phải biết mọi thông tin về thể trạng của bạn, các chỉ số về thai nhi, sức khỏe của bạn có đảm bảo hay không và quy trình này bắt đầu và kết thúc như thế nào, liệu bạn có sẵn sàng và tiếp nhận phương pháp này hay không.
2. Nói chuyện với bác sĩ thai sản của bạn nếu phải sinh bằng phương pháp đẻ mổ
Khi bạn đã chuyển dạ vài giờ hay thậm chí là một ngày, bạn bắt đầu đến việc sinh mổ. Bởi vì bạn cảm thấy lo lắng con mình có đang gặp phải vấn đề gì hay không. Vì sao bé vẫn chưa chịu ra đời hay là liệu quá trình chuyển dạ đã dừng lại hay chưa? Bạn bắt đầu xem xét các lựa chọn khác nhau để giải tỏa những lo lắng đó.
Đôi khi các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân sinh thường bằng việc tiêm cho mẹ Pitocin (một dạng tổng hợp của hoocmone oxtycin) để kích thích các cơn co thắt. Hoặc chỉ đơn giản để bạn nằm đó chờ đợi cho đến khi tử cung mở đủ to để bé chào đời.
Hãy hỏi bác sĩ thai sản của bạn xem liệu có an toàn để tiếp tục chờ đợi thêm hoặc dùng các biện pháp thay vì hỏi về phương pháp sinh mổ. Bạn hãy yên tâm rằng trừ việc chảy máu đột ngột, nghiêm trọng hoặc suy thai, hầu như các bác sĩ sẽ đề nghị bạn sinh bằng phương pháp đẻ mổ sau khi đã thử hết các phương pháp sinh thường.
3. Phục hồi nhanh chóng sau khi sinh mổ
Để cảm thấy thoải mái, dễ chịu và nhanh chóng phục hồi sức khỏe, bạn hãy thực hiện một vài gợi ý sau đây:
Vận động đi lại
Dĩ nhiên cần nghỉ ngơi sau ca mổ đẻ, nhưng bạn đừng nằm bất động quá lâu kẻo sản dịch sẽ bị ứ lại trong tử cung, không thoát ra được, rất nguy hiểm.
Vì vậy sau một ngày sinh, hãy tập cử động chân tay rồi ngồi dậy, xuống giường tập đi. Đi bộ có thể giúp bạn phục hồi sau ca mổ nhanh hơn nó không chỉ giúp giảm táo bón, ngăn ngừa cục máu đông mà còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu.
Sự vận động này cũng giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa chứng bệnh phổ biến sau mổ như viêm phổi.
Bổ sung dinh dưỡng sau khi sinh bằng phương pháp đẻ mổ
Có thể bạn sẽ thấy lười ăn và thức ăn trong bệnh viện thì dở tệ. Hãy cố gắng ăn khi bạn ổn (tức là bạn không bị nôn hoặc không có dấu hiệu biến chứng nào khác).
Một nghiên cứu cho thấy bạn càng ăn sớm sau phẫu thuật bao nhiêu, bạn càng phục hồi nhanh bấy nhiêu. Bạn cần năng lượng để tái tạo lại những cơ đã bị tổn thương sau khi sinh và cả sức lực để làm mẹ nữa chứ.
Hãy nghĩ thử xem: bạn đang trong một cuộc đua đường dài, nếu cứ chạy mãi mà không dừng lại tiếp nước thì bạn sẽ ra sao?
Hạn chế nâng vật nặng
Đừng mang vác bất cứ thì gì nặng hơn con của bạn ít nhất là trong bốn tuần đầu tiên. Các vết khâu thường vẫn ổn cho đến khi bạn hoạt động liên tục hoặc quá sức. Điều này khiến các mô sẽ mất tính liên kết và bạn đang trong quá trình cần dưỡng sức để phục hồi.
Nếi cứ cố “tham công tiếc việc” bạn sẽ bị thoát vị đĩa đệm, hoặc các vết thương bị bục chỉ và bạn sẽ phải vào viện để phẫu thuật khâu chỉ lại. Hãy nhờ chồng của bạn để nôi của bé ở một chỗ cao để bạn đỡ phải cúi xuống và ẵm bé lên.
4. Một vài lời khuyên khác để bạn phục hồi nhanh sau khi sinh bằng phương pháp đẻ mổ
Giấc ngủ là ưu tiên hàng đầu
Hãy cố gắng ngủ mọi lúc để cơ thể bạn có thể tự chữa lành vết thương. Điều đó có thể rất khó khi bạn vừa mới có một thiên thần mới chào đời bên cạnh. Nhưng hãy cố gắng ngủ những giấc ngủ ngắn khi trẻ cũng đang ngủ và hạn chế việc gặp khách đến thăm trong một hai ngày.
Hãy giữ gìn vết mổ thật cẩn thận
Hãy giữ cho vết mổ sạch sẽ. Bạn có thể để nước và xà phòng chảy qua người nhưng đừng kì cọ hoặc dùng thuốc mỡ. Khi đã tháo băng, tốt nhất trong 24 giờ đồng hồ tránh tiếp xúc đến khu vực này.
Hãy sử dụng các thực phẩm chức năng để xóa mờ sẹo
Thông thường mỗi vết sẹo khi sinh mổ sẽ khác nhau nhưng bảy ngày sau phẫu thuật, vết mổ sẽ chuyển từ hơi hồng sang tím. Khi đó bạn có thể cười nhẹ mà không còn đau nữa.
Trong một tháng, vết sẹo sẽ là một đường màu xám hoặc trắng, cuối cùng sẽ tiệp với màu da của bạn. Nhiều phụ nữ cảm thấy ngứa trong một vài tuần hoặc bị quanh vùng da chỗ vết sẹo.
Khi đó bạn hãy sử dụng các thực phẩm chức năng như vitamin E hoặc kem bôi mờ sẹo nhưng để an toàn hãy chờ sáu tuần sau khi phẫu thuật để sử dụng chúng.
Luôn cẩn thận với vết mổ
Vết mổ của bạn có thể bị nhiễm trùng nếu nó có màu đỏ tươi, ngày càng mềm hoặc sưng; nếu cảm thấy có mủ màu vàng đang rỉ ra từ vết mổ hãy để gặp bác sĩ.
5. Những điều cần chuẩn bị sẵn sàng cho một ca sinh theo phương pháp đẻ mổ
Hãy lập một nhóm hỗ trợ bạn
Chồng, người thân trong gia đình hoặc bạn bè hoặc là một người giúp đỡ trong quá trình sinh và sau khi sinh. Điều đó sẽ giúp bạn vững tin và ổn định tâm lý trong lúc sinh nở. Một nghiên cứu chỉ ra việc có một người trợ giúp trong lúc sinh sẽ tăng tỉ lệ sinh thường.
Hãy xem xét mọi khả năng
Có lẽ việc sinh mổ sẽ không thoải mái về mặt thể chất nhưng nếu bắt buộc hãy thư giãn và chấp nhận. Bạn có thể sẽ trải qua các cung bậc cảm xúc như thất vọng hoặc hối tiếc, … nhưng đến cùng bạn cũng phải chấp nhận rằng mình sẽ phải sinh mổ. Hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và xem xét mọi khả năng sẽ xảy ra.
Ngoài ra, đừng quên uống nước thường xuyên và ăn nhiều chất xơ ngay từ bây giờ vì điều này sẽ giúp bạn dễ sinh hơn và tránh được tình trạng táo bón sau khi sinh.
Theo Parents
Xem thêm:
- Sinh mổ có dễ dàng và ít đau đớn như nhiều mẹ lầm tưởng?
- Quy trình sinh mổ và 10 điều trong phòng sinh mổ mẹ nên chuẩn bị tinh thần
- 5 xét nghiệm dành cho thai phụ trước khi sinh mổ