Làm gì để phòng ngừa thai ngoài tử cung?
Mang thai không có nghĩa là các mẹ bầu phải thay đổi hoàn toàn lối sống của mình – đặc biệt là nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng một số thai phụ lại không như vậy, thai kỳ khó khăn khiến họ phải hết sức cẩn trọng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu công việc không cho phép bạn chậm lại? Gần đây, một bác sĩ phẫu thuật người Ai Cập đã vượt lên cả yêu cầu nghề nghiệp khi cô tiếp tục phẫu thuật cho bệnh nhân mặc dù bản thân đang bị ra máu trầm trọng do mang thai ngoài tử cung.
Bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa tiếp tục phẫu thuật cho bệnh nhân dù đang mang thai ngoài tử cung
Mới đây, một chuyên gia y tế tại Bệnh viện Đa khoa Luxor, Ai Cập đã cho thấy cô ấy tận tâm với nghề của mình như thế nào… nhưng điều này lại ảnh hưởng đến sức khỏe của chính cô. Bác sĩ Mervat Mohamed Talaat, người mang thai ngoài tử cung, vẫn tiếp tục phẫu thuật cho bệnh nhân sinh mổ mặc dù bị chảy máu rất nhiều do sảy thai ở giữa ca phẫu thuật.
Sự việc bắt đầu khi bác sĩ Mervat đang tiến hành mổ sinh cho một sản phụ. Đột nhiên, cô cảm thấy đau dữ dội và bị ra máu âm đạo rất nhiều.
Tuy nhiên, vị bác sĩ đã không rời đi. Cô ấy tiếp tục cuộc phẫu thuật – cho tới khi đứa bé của sản phụ kia chào đời.
Sau khi cô ấy phẫu thuật xong, bác si Mervat đã chuyển bệnh nhân của mình tới sự chăm sóc của một chuyên gia y tế khác, trước khi cô ấy được điều trị.
Chính xác thì thai ngoài tử cung là gì?
Theo báo cáo của hãng truyền thông Ai Cập Al Arabiya, vị bác sĩ đó đã mang thai ngoài tử cung. Nói theo cách khác là thai ở sai vị trí. 95% các trường hợp mang thai ngoài tử cung xảy ra trong ống dẫn trứng hoặc trong bụng mẹ.
Nếu không được điều trị, thai ngoài tử cung có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như chảy máu trong, chóng mặt, đau bụng dữ dội, choáng và đổ mồ hôi. Hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều kết thúc như một ca sảy thai.
Sau khi xác nhận mẹ bầu có thai ngoài tử cung, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để cắt ống dẫn trứng và loại bỏ bào thai ở sai vị trí đó.
Các chuyên gia y tế từ bệnh viện nơi bác si Mervat làm việc, nghi ngờ rằng áp lực công việc quá lớn khiến cô kiệt sức đến mức không thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình.
Vào ngày xảy ra vụ việc, bác sĩ Mervat đã có 3 cuộc phẫu thuật theo lịch trình.
Những ai có nguy cơ mang thai ngoài tử cung?
Mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào. Tuy nhiên, nguy cơ này cao hơn nếu:
- Thai phụ đã từng trải qua tình trạng thai ngoài tử cung trước đó.
- Bị viêm nhiễm. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu có thể dẫn đến viêm ở ống dẫn trứng và các cơ quan gần đó, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
- Đã trải qua các phương pháp điều trị sinh sản. Phụ nữ trải qua thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc các kỹ thuật tương tự sẽ dễ bị mang thai ngoài tử cung.
- Phẫu thuật ống dẫn trứng. Trải qua phẫu thuật để khắc phục ống dẫn trứng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
- Sử dụng một số loại biện pháp tránh thai. Phụ nữ hiếm khi thụ thai khi đã sử dụng biện pháp tránh thai, nhưng một khi thụ thai, thì nó có xu hướng xảy ra ở ngoài tử cung. Một biện pháp tránh thai vĩnh viễn là thắt ống dẫn trứng, cũng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung nếu bạn có thai sau thủ thuật này.
- Hút thuốc. Hút thuốc lá trước khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Nguy cơ tăng lên khi bạn hút thuốc nhiều hơn.
Các triệu chứng của thai ngoài tử cung các mẹ nên cẩn trọng
Làm thế nào bạn biết nếu bạn thực sự có thai ngoài tử cung? Hãy lưu ý những dấu hiệu quan trọng!
Thông thường, thai ngoài tử cung có cảm giác giống hệt như một thai kỳ bình thường. Phụ nữ có thể nhận thấy rằng chu kỳ kinh nguyệt của họ bị trễ hoặc tắt kinh, bị đau ngực, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nôn mửa và đi tiểu thường xuyên. Hoặc rõ nhất là que thử thai vẫn lên 2 vạch.
Bạn có khả năng mang thai ngoài tử cung nếu gặp phải bất kỳ trường hợp nào sau đây:
- Chảy máu âm đạo
- Đau ở bụng hoặc xương chậu, thường là từ 6 đến 8 tuần trễ kinh. Nếu cơn đau quá nặng, bạn có thể không đi lại được.
- Sốc – thường là khi thai ngoài tử cung bị vỡ
- Bị đau khi giao hợp
- Cảm thấy đau khi khám phụ khoa
- Nhịp tim nhanh, thường là hơn 100 nhịp mỗi phút
- Xanh xao, khó chịu hoặc đổ mồ hôi nhiều
- Chóng mặt
- Thường xuyên ngất xỉu
- Chảy máu trong
- Dễ xúc động hoặc cảm thấy sốc
- Đau vai
Hãy đi khám ngay lập tức nếu các mẹ gặp bất kỳ triệu chứng nào như trên! Đừng coi nhẹ bất cứ cơn đau nào trong thai kỳ.
Phòng ngừa thai ngoài tử cung
Hiện nay, không có cách thức nhất định để phòng ngừa thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể tránh được nếu một người phụ nữ có thể loại bỏ các điều kiện gây cản trở ống dẫn trứng của cô ấy. Tuy nhiên vẫn còn một số cách khác để giảm bớt rủi ro này:
- Hạn chế số lượng bạn tình
- Trang bị cho mình một chiếc bao cao su khi giao hợp để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu.
- Tránh hút thuốc. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy dừng lại trước khi thụ thai.
- Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm
Phụ nữ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan (như vô sinh, dị tật bẩm sinh trong ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc nguy cơ bị lão hóa) nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa có kinh nghiệm điều trị thai ngoài tử cung.
Chúng tôi hy vọng rằng mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ với các bà mẹ! Hãy nhớ giữ gìn sức khỏe bạn nhé!
Theo: sg.theasianparent.com
Xem thêm các bài viết khác:
7 dấu hiệu cảnh báo khi mang thai mẹ bầu cần hết sức cẩn thận!
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mẹ bầu cần biết!