Những vật dụng quen thuộc trong nhà nhưng có thể đe doạ sự an toàn của bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những vật dụng quen thuộc trong nhà nhưng có thể đe doạ sự an toàn của bé

Đối với gia đình có trẻ nhỏ, sự an toàn trong nhà ở sẽ giúp bố mẹ yên tâm hơn khi để bé vui chơi trong nhà. Hãy cùng chúng tôi“điểm danh” những nguy hiểm có thể gây mất an toàn cho bé và biện pháp phòng ngừa ngay bây giờ nhé!

Vị trí đặt ổ cắm điện và các thiết bị sử dụng điện năng

Ổ cắm điện có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu bố mẹ không để ý

Chỉ đến khi bị điện giật, trẻ mới biết sợ và không dám tới gần những khu vực nguy hiểm này. Bởi vậy, hãy phòng tránh nguy hiểm cho bé bằng cách:

– Che chắn các ổ cắm điện bằng miếng nhựa hoặc băng keo. Đặc biệt là ổ cắm điện cho thiết bị cạo râu trong toilet.

– Không để các vật kim loại như thanh sắt, tuốc-nơ-vít, bút chì… trong tầm với của trẻ và ở gần khu vực ổ cắm điện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Cuộn gọn lại dây điện của các thiết bị điện sau khi sử dụng (quạt, bàn ủi…).

– Để bàn ủi sau sử dụng còn nóng xa tầm với của trẻ.

– Sử dụng ổ cắm điện an toàn cho trẻ nhỏ.

Cửa sổ hoặc ban công căn hộ cao tầng

Khung cảnh bên ngoài ban công luôn kích thích trí tò mà và sự khám phá của bé. Nhiều tai nạn trẻ em bị ngã từ ban công nhà cao tầng xuống chỉ vì bố mẹ sơ hở không trông chừng, giám sát chặt chẽ. Để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ cần:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Làm khung, hàng rào chắn phù hợp cho tất cả cửa sổ, ban công.

– Không để các loại ghế, kệ, thùng gần cửa sổ hoặc ban công vì trẻ có thể đẩy các vật dụng này gần cửa sổ hoặc ban công để leo và trèo ra bên ngoài.

– Đóng các cửa sổ hoặc cửa ra ban công khi bạn đang làm việc nhà và trẻ chơi trong nhà.

– Không nên bế trẻ nhỏ lại sát ban công hoặc cửa sổ. Điều này kích thích trẻ tò mò hoặc muốn khám phá và trẻ sẽ cố gắng lại gần những khu vực này khi không có người lớn bên cạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các vật dụng sắc, nhọn như dao, dĩa, kéo cắt…

Những đồ gia dụng nguy hiểm này thường tập trung ở căn bếp. Do vậy bạn cần:

– Luôn ưu tiên sử dụng bếp nấu xa tầm với của trẻ, nếu có thể, hãy lắp đặt tấm bảo vệ cho bếp nấu.

– Để riêng các đồ vật sắc nhọn vào 1 nơi quy định và ở trên cao.

– Không cho trẻ em chơi cạnh bố mẹ khi đang nấu bếp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cửa (cửa nhà, cửa cuốn, ngăn kéo tủ…)

Nhiều bố mẹ đã rất xót con khi con bị kẹp tay vào khe cửa, ngăn kéo tủ, kẹp cửa cuốn… Do vậy, bạn nên:

– Sử dụng chốt cài để cố định vị trí đóng, mở cửa, ngăn chặn bé bị kẹt tay hay bất ngờ bị cửa đập vào khi có gió lớn.

– Cửa cuốn lắp đặt cho gia đình phải có tính năng tự động đảo chiều, an toàn cho trẻ nhỏ.

– Trò chuyện với con để giúp bé hiểu nguy cơ tai nạn do bị kẹp tay vào cửa. Tập cho trẻ thói quen không chơi trò chơi đóng mở cửa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Các cửa ngăn kéo tủ cũng có thể gây tai nạn cho tay của trẻ. Bạn nên dán băng keo để phòng trường hợp trẻ tự ý mở cửa ngăn kéo tủ và đóng lại có thể gây kẹp tay.

Tủ, kệ tivi

Sự thật là trẻ luôn thích leo trèo khám phá, những bậc cầu thang hay món đồ nội thất như tủ sách, tủ đứng và tủ đựng quần áo đều thu hút sự chú ý. Bé có thể trèo một cách dễ dàng mà không gặp trở ngại.

Tuy nhiên, những vật dụng cồng kềnh có sức nặng nếu không được đặt vững chãi sẽ có nguy cơ đổ đè lên người khiến bé bị thương. Để giữ an toàn, vật dụng này nên được gắn chặt vào tường bằng giá đỡ hoặc bản lề loại to.

Dây kéo rèm cửa

Là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình, rèm cửa sổ được thiết kế có dây kéo. Tuy nhiên, đây thực sự là mối nguy hiểm lớn với các gia đình có con nhỏ. Vì chỉ cần một chút lơ đãng thôi cũng đe dọa tính mạng của trẻ.

Trong lúc chơi đùa bé có nguy cơ bị dây rèm cuốn cổ, khiến đường hô hấp và sự lưu thông máu bị chặn lại dẫn tới bất tỉnh hoặc tử vong.

Theo tiến sĩ Joe O’Neil – một giáo sư Nhi khoa lâm sàng tại Bệnh viện Riley ở Indiana (Mỹ). Nếu trẻ bị mắc cổ vào dây rèm, chúng có thể tử vong trong một thời gian rất ngắn. Chỉ trong vòng 15 giây kể từ khi bị thắt dây vào cổ, trẻ có thể sẽ bất tỉnh và dẫn đến tử vong trong vòng 2-3 phút sau đó nếu như không được cứu kịp thời.

Chứng kiến nhiều ca cấp cứu liên quan đến dây rèm cửa, tiến sĩ Raymond Pitetti, làm việc ở bộ phận cấp cứu nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Pittsburgh đã cảnh báo các cha mẹ: “Những chiếc dây rèm cửa quá dài là vật dụng gây nguy hiểm cho bé. Các bậc cha mẹ cần cẩn thận sao cho những chiếc dây thừa này ngoài tầm với của bé, không làm hại tới bé. Hoặc tốt nhất, ba mẹ có thể mua những chiếc rèm cửa không có dây”.

Phích hoặc ấm đun nước

Bỏng là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ bởi làn da của bé mỏng manh dễ bị tác động hơn. Trẻ bị bỏng sẽ phải đối mặt với vết sẹo, di chứng tùy mức độ nặng nhẹ. Cha mẹ nên chú ý nhiều, để tránh tai nạn đáng tiếc xuất phát từ thiết bị gia dụng quen thuộc như phích, ấm đun nước, bật lửa…

Lời khuyên dành cho mẹ:

– Không sử dụng ấm đun nước ở những nơi trẻ thường xuyên chơi đùa và không cho phép trẻ tới gần khi ấm đang cắm điện.

– Ấm đun nước và phích phải được đặt ở vị trí cố định xa tầm với của trẻ

– Các vòi nước nóng phải được khóa khi không cần thiết.

– Bật lửa và vật dụng tạo nhiệt phải được cất gọn gàng khi không sử dụng.

Cạnh góc bàn

Những vật dụng có cạnh sắc và nhọn như bàn, ghế, tủ quần áo… có thể khiến trẻ bị thương mỗi khi va đập. Bởi trẻ nhỏ phản ứng rất nhanh nhạy ngay cả người lớn không kịp ngăn cản. Những lúc như vậy, việc bé va vào các cạnh sắc của bàn ghế là điều khó tránh khỏi.

Một vài lưu ý cho cha mẹ khi chọn mua đồ nội thất hãy tránh những thiết kế có cạnh sắc nhọn. Hoặc cố gắng bịt các góc lại để không nguy hiểm cho bé. Ngoài ra, không cho trẻ chơi đùa hoặc nhảy từ ghế sofa hoặc giường xuống đất. Không đặt những chướng ngại vật ở những nơi bé thường chơi và đi lại.

Các vật dụng nhỏ

Ngoài ra, các loại hoa quả có kích thước nhỏ như nho, việt quất, các loại hạt… khi cho bé ăn mẹ cũng phải lưu ý tránh làm trẻ bị hóc. Mẹ nên nói cho bé nghe sự khác biệt giữa đồ ăn và đồ chơi để trẻ không tùy tiện cho vào miệng.

Khi cho bé ăn phải thật tập trung, không chọc ghẹo khiến bé cười hoặc chạy nhảy khi ăn. Trường hợp trẻ bị hóc phải tiến hành sơ cứu đúng cách đẩy dị vật ra ngoài, tuyệt đối không cho bé bú hoặc uống nước.

Lời khuyên cho cha mẹ

Để đảm bảo an toàn cho con khi ở nhà, đặc biệt khi trẻ đang ở độ tuổi 3-5. Bác sĩ Quản Hồng Đức (Giám đốc điều hành công ty TNHH MTV Dòng Kẻ) thì bạn cần ghi nhớ nguyên tắc “5 Không” dưới đây:

  1. Không bao giờ để trẻ ở nhà một mình dù chỉ là trong giây lát nếu bạn không muốn phải hối hận.
  2. Không bao giờ cho rằng trẻ sẽ nghe lời bạn và không nghịch hoặc không làm điều gì đó nguy hiểm. Đây là lứa tuổi của sự tò mò và ưa thích khám phá. Trẻ sẽ làm tất cả mọi thứ nhằm thỏa mãn những điều này.
  3. Không bao giờ phớt lờ hoặc bỏ qua bất kỳ điều gì trong ngôi nhà mà bạn nghĩ hoặc cảm thấy có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
  4. Không bao giờ cho phép sự chậm trễ nếu bạn có thể làm điều gì đó để ngăn ngừa tai nạn hoặc sự cố có thể xảy ra cho trẻ.
  5. Không bao giờ tin tưởng giao phó tính mạng và sự an toàn của trẻ cho người giúp việc trong gia đình hoặc người già, người cao tuổi. Sự tận tâm của người giúp việc cũng như sức khỏe, phản xạ ở người cao tuổi không là những thứ đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho con của bạn.

Sau khi đọc xong bài viết này, bố mẹ hãy kiểm tra ngay những điểm “trọng yếu” tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm khôn lường cho bác bé ở ngay trong chính ngôi nhà của mình nhé.

Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam

Xem thêm

Xử lý như thế nào khi trẻ bị điện giật?

Trẻ bị bỏng nước sôi: Các bước sơ cứu cơ bản dành cho cha mẹ

Bài viết của

ngocanh