Nuôi dưỡng trẻ như thế nào để con hạnh phúc, có lòng nhân ái, dũng cảm để biết đương đầu với cái xấu khi mà xã hội ngày nay có rất nhiều áp lực đối với trẻ?
Bị bắt nạt – Trải nghiệm ám ảnh tuổi ấu thơ mà ai cũng có lần trải qua
Sau hai tháng đầu nhập học tại trường Công giáo ở địa phương, tôi đã xin bố mẹ chuyển mình đến trường công vì bọn con gái xấu tính ở đó. Ngày ấy tôi là một đứa trẻ da dầu bóng nhẫy và mặt đầy mụn trứng cá. Nhưng sau khi được chuyển đi tôi mới nhận ra rằng bất kể là trường công, trường tư thì kết cục cũng chẳng khác nhau là mấy.
Tôi còn nhớ năm tôi học lớp sáu và lần đầu tiên bước vào căn tin của trường, cảm giác như ai đó đã đấm vào bụng tôi. Một đám con gái đã gọi tôi vào nhập hội và ăn trưa cùng họ. Tôi đã chẳng chú ý việc họ đá một bạn gái khác ra khỏi bàn để dành chỗ cho tôi. Khi đó tôi cảm thấy rất biết ơn họ và nghĩ rằng tất cả mọi người là một gia đình.
Rồi một ngày nọ tôi đánh rơi túi ăn tưa của mình, và nơi bàn tuần trước tôi đã ngồi có tám người ngồi đó, hai cô gái trong nhóm nhìn tôi rồi thì thầm những lời chế nhạo tôi chỉ vì tôi hơi vụng về sao? Tôi cảm thấy buồn và hụt hẫng, những lời nói của họ tựa như những lưỡi dao đâm vào tim tôi. Khi đó tôi đã bỏ chạy và tìm thấy một cái bàn chẳng có ai ngồi. Và đã ngồi xuống và khóc ở đó. Và đó cũng là nơi tôi ngồi ăn ở đó một mình trong hai tháng.
Một thầy giáo đã đến gặp tôi. Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn thông cảm và khẩn khoản khi thầy hỏi tôi về chuyện gì đó.
Chuyện tiếp theo mà tôi biết là tôi bắt đầu kết thân với một nhóm bạn và trong hai năm tiếp theo tôi đã có những trải nghiệm tốt hơn. Tôi bắt đầu có bạn bè và cả bạn thân nữa. Thế nhưng, hai cô gái đã từng chế nhạo tôi, họ vẫn chơi trò bắt nạt với những người khác.
Đúng vậy, bắt nạt chính xác là từ mà một nhà trị liệu tâm ly hoặc người lớn sẽ nói về những hành vi của hai người họ.
Ai trong chúng ta cũng đều có những trải nghiệm như thế cả
Là một nhà trị liệu tâm lý, tôi thấu hiểu được việc khi ai đó đang làm tổn thương người khác chỉ vì họ đang cố xoa dịu vết thương trong lòng họ. Vậy nên tôi nhận công việc tư vấn cho kẻ bắt nạt lẫn người bị bắt nạt.
Hành vi bắt nạt thường phổ biến ở tuổi thơ, và hệ quả để lại cho nạn nhân có thể gây di chứng cả đời. Con bạn có thể bị bắt nạt bởi một ai đó hay trẻ cũng có thể trở thành kẻ đi bắt nạt người khác?
Bạo lực, nghiện màn hình, trầm cảm và căng thẳng, những vấn đề mà trẻ em ngày nay đang phải chống chọi một cách khó khăn.
Nuôi dưỡng trẻ như thế nào để con hạnh phúc và có lòng nhân ái?
Và đây là 6 cách nuôi dưỡng trẻ mạnh mẽ, quả cảm và có lòng nhân ái mà Lisa McCrohan muốn chia sẻ với các ông bố bà mẹ trên thế giới này.
1. Cha mẹ nên bỏ điện thoại xuống và dành nhiều thời gian cho trẻ
Các ông bố bà mẹ ngày nay đều có xu hướng nghiện điện thoại. Thậm chí ngay cả khi bạn không tham gia các mạng xã hội thì bạn vẫn mất rất nhiều thời gian cho chiếc máy điện thoại. Nhưng điều mà trẻ cần đầu tiên là cha mẹ hãy dành thời gian cho trẻ. Và điều này chỉ có thể thực hiện khi cha mẹ bỏ điện thoại xuống mà thôi.
2. Tập trung vào hiện tại
Khi trẻ bước qua tuổi chập chững cũng là lúc chúng ta dường như xao nhãng trẻ. Chúng ta nghĩ rằng chúng đã đủ lớn để chăm sóc bản thân. Chúng ta lơ đễnh trước mọi khoảnh khắc với trẻ bởi những công việc bận rộn kiếm tiền và cả những việc không tên.
Nhưng các ông bố bà mẹ. Hãy làm ơn tập trung vào hiện tại, vào khoảng thời gian mà bạn đang ở bên trẻ. Lắng nghe chúng, đồng hành cùng trẻ, chia sẻ với con. Hãy luôn là nơi ấm áp, an toàn để trẻ có thể chia sẻ với bạn bất kỳ lúc nào về những gì con đang suy nghĩ hay những rắc rối mà trẻ đang gặp phải.
3. Khuyến khích và nuôi dưỡng lòng tốt ở trẻ
Lòng vị tha, rộng lượng, đoàn kết, từ bi, tất cả đều mô tả sự chu đáo và chia sẻ với người khác. Ba mẹ hãy giải thích cho trẻ rằng chúng ta nên biết ơn mọi điều cuộc sống đã cho chúng ta. Và để thể hiện sự biết ơn này, con hãy chia sẻ những thứ mình có với người khác.
Hãy luôn ghi nhận những hành vi tốt, sự vị tha mà bạn thấy ở trẻ. Hãy luôn khen ngợi sự tốt bụng của bé và luôn nhắc bé nhớ về lòng tốt của người khác đối với bé. Điều này sẽ giúp bé đánh giá cao giá trị của việc giúp đỡ người khác
4. Dạy trẻ có tinh thần trách nhiệm
Cha mẹ không thể sống thay cuộc sống của con hay ở bên cạnh con cả đời. Chính vì thế, cha mẹ cần phải dạy con biết cách tự chăm lo cho bản thân, trở thành người biết quan tâm và sống có tinh thần trách nhiệm.
Vì chúng ta sống trong một cộng đồng, tập thể có sự giao lưu lẫn nhau nên đương nhiên không thể sống ích kỷ chỉ biết đến bản thân mình. Cho nên, dạy trẻ bài học trách nhiệm là điều vô cùng quan trọng cần phải dạy trẻ càng sớm càng tốt.
5. Nuôi dưỡng trẻ có lòng nhân ái, trắc ẩn
Lòng nhân ái chính là nền tảng của những mối quan hệ tốt đẹp. Nếu không có lòng nhân ái, không có tấm lòng biết nghĩ đến người khác như nghĩ đến bản thân mình thì sẽ không thể làm được việc lớn, càng không thể làm nảy sinh những điều tốt đẹp trong một con người.
Dạy trẻ lòng nhân ái sẽ giúp trẻ tránh được nhiều cạm bẫy sau này, biết thông cảm và thấu hiểu cho người khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ cá nhân của trẻ sau này.
6. Hãy để trẻ làm chủ cuộc sống của mình
Chúng ta là cha mẹ không có nghĩa là chúng ta sẽ sở hữu cuộc sống của con cái.
Mỗi người có một cuộc đời là của riêng mình, trong cuộc đời đó lại có vô vàn cách sống. Nhiều người chọn cho mình cách vui vẻ đứng ngoài mọi chuyện, có người lựa cho mình cách dấn thân, còn có cả người sẵn sàng vì đam mê mà sẵn sàng chịu mạo hiểm…
Nhưng cuối cùng kết quả vẫn chỉ có một, sống cho bản thân mình mới là cách sống tốt nhất.
Vì thế, hãy để cho con được làm điều con mong muốn, được là chính mình, vui vẻ, hạnh phúc thì mới không uổng cuộc sống quý giá mà con đã được cha mẹ ban tặng ngay từ khi chào đời.
Theo Lisa McCrohan
Xem thêm:
- Dạy con tự lập trong trường là dạy con đảm bảo có một tương lai tốt đẹp
- Học cách nuôi dạy con của cha mẹ Hà Lan để tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới
- Hãy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ mỗi ngày bằng 6 câu nói này từ cha mẹ!