Có nên cho bé ngậm núm vú giả không và khi nào thì nên cai?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Núm vú giả (hay ty giả) là một vật dụng vô cùng hữu ích giúp bé bình tĩnh, không quấy khóc và yên tâm hơn khi ngủ. Nhưng bé ngậm ty giả có bị móm hay răng mọc lệch hay không?

Lợi ích khi cho bé ngậm núm vú giả

  • Giúp bé yêu dễ đi vào giấc ngủ vì nó khiến cơ thể trẻ tiết ra một loại chất có tác dụng giảm stress.
  • Cũng nhờ loại chất trên, nó có tác dụng giúp trẻ bình tĩnh lại khi cảm thấy sợ hoặc cáu gắt do tiêm chủng hoặc khi đau ốm.
  • Ngậm núm ty giả giúp trẻ tiết nước miếng làm giảm quá trình sưng đau khi trẻ bắt đầu mọc răng.
  • Giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh.
  • Khi bé lớn hơn một chút, việc giúp con cai ngậm núm vú giả sẽ dễ dàng hơn so với việc chấm dứt thói quen mút tay của bé.

Bất lợi của núm vú giả

  • Ngậm ty giả khiến trẻ dễ mắc một số vấn đề về nha khoa, như răng trẻ có thể mọc lệch hàng hoặc có thể làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Ngoài ra còn làm cho hàm răng không khít.
  • Lưỡi trẻ khi mút núm vú sẽ ở tư thế thấp, có xu hướng đưa ra trước làm miệng hở và hàm dưới đưa ra.
  • Không khí sẽ theo hành động ngậm, mút di chuyển vào dạ dày khiến trẻ bị đầy hơi.
  • Ngậm vú giả làm nước bọt tiết nhiều hơn nên thường có nhiều cao răng hơn.
  • Trẻ phụ thuộc vào núm vú, nếu không có núm vú sẽ không chịu ngủ hay khó chịu. Đôi khi trẻ thích ty giả hơn bú mẹ.
  • Bé có thể bị phụ thuộc vào núm ty giả. Trẻ dễ cáu, hờn dỗi khi bị rơi ty giả khỏi miệng trong lúc đang ngậm hoặc sẽ khó ngủ, quấy khóc khi không được cho ngậm ty giả.

Cách chọn núm vú giả cho bé

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bé từ khoảng 4 tháng tuổi trở lên là sử dụng núm vú giả hợp lý nhất vì lúc đó lợi bé đã cứng, cũng như tùy vào sự phát triển và sức khỏe của bé.

  • Mẹ nên lựa chọn ty giả vừa khít với miệng bé. Núm vú có độ đàn hồi, độ dẻo cao, không quá cứng cũng như không được quá mềm.
  • Hãy chọn những núm vú rỗng bên trong. Không nên chọn những loại có chất lỏng hoặc cho bất kì chất lỏng nào vào bên trong núm vú giả bởi khi có chất lỏng bên trong sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại tới sức khỏe của bé khi sử dụng.
  • Chọn những núm vú có hình đối xứng giúp bé giữ được núm vú ở phần miệng ngậm.
  • Nên chọn những núm vú giả có phần đế lớn hơn phần miệng bé và có lỗ khí trên đế.
  • Chọn những núm vú không chứa BPA. Bởi chất này gây hại tới bé trong quá trình sử dụng lâu.

Chất liệu

Với núm vú silicon thì sẽ không có mùi và bé có thể sử dụng được trong thời gian lâu hơn. Phù hợp với nhưng em bé bắt đầu mọc răng hoặc đã mọc răng, thích mút mạnh hoặc thích cắn.

Với núm vú được làm từ chất liệu cao su sẽ mềm, giúp bé có cảm giác như đang ngậm ty thật. Nhưng lại có mùi hơn núm vú silicon.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số lưu ý cho mẹ

  • Khi trẻ có nhu cầu mút, trước khi cho trẻ ngậm núm vú giả thì ba mẹ nên xem trẻ có đói bụng, mệt hay không thì phải giải quyết nhu cầu này của trẻ trước, chứ không nên cho trẻ ngậm núm vú giả ngay.
  • Tiệt trùng bằng cách trụng nước sôi khoảng 5 phút, sau đó để nguội mới cho trẻ ngậm.
  • Hằng ngày, mẹ phải rửa xà phòng sau mỗi lần bé sử dụng.
  • Đừng nghĩ việc nhúng núm vú giả vào đồ ngọt như đường, mật ong sẽ khiến trẻ thêm thích thú và thoải mái. Điều này, có thể khiến răng trẻ bị hỏng, hay thậm chí, mật ong còn có thể gây ngộ độc cho những bé dưới 12 tháng tuổi.
  • Ba mẹ không nên treo núm vú giả quanh cổ trẻ, vì có thể có nguy cơ thắt ngạt cho trẻ.
  • Không để trẻ vừa bò vừa ngậm ty giả trong miệng.
  • Luôn chú ý kiểm tra núm vú giả thường xuyên xem có bị rách, hỏng gì không để thay kịp thời. Nên thay sau 2 tháng sử dụng.

Thời điểm ngưng dùng ti giả cho bé là khi nào?

Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ (AAPD) khuyến cáo rằng trẻ em nên ngừng sử dụng núm vú giả khi đã được 3 tuổi hoặc thậm chí là sớm hơn. Việc sử dụng núm vú giả kéo dài có thể gây ra những thay đổi trong quá trình phát triển khuôn mặt cho trẻ. Về cơ bản, nếu bạn tiếp tục cho bé sử dụng núm vú giả sau 3 tuổi thì thói quen này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của chính con.

Theo theAsianparent

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh