Nổi mụn khi mang thai - Đừng tự ý chữa trị kẻo làm hại con mình!

Nguyên nhân chủ yếu mẹ bầu bị nổi mụn là do thay đổi nội tiết tố, có người may mắn khi mang bầu sẽ có làn da đẹp hơn. Một số khác lại bị nổi mụn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nổi mụn khi mang thai xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, nóng trong người, căng thẳng lo âu… Mẹ nên điều trị những nốt mụn đáng ghét này ra sao? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu nổi mụn khi mang thai
  • Cách phòng tránh nổi mụn khi mang thai
  • Khi nào mụn trứng cá sẽ biến mất?

Nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu nổi mụn khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố

Nổi mụn khi mang thai

Trong suốt thời kỳ mang thai, mức độ hormon dao động lên xuống thất thường dẫn đến việc tăng cường mọc mụn ở khoảng 1/3 số phụ nữ lúc mang thai.

Tăng tiết chất androden làm tăng bã nhờn

Thai kỳ khiến cho nội tiết tố androgen tăng lên. Đây là một loại hormone chủ yếu của nam giới và chiếm một phần nhỏ trong cơ thể nữ giới, được tiết ra từ tuyến thượng thận và buồng trứng. Androgen tăng lên khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn sinh sôi, phát triển. Không chỉ trên mặt mà còn có thể lan khắp cơ thể.

Đừng bỏ lỡ:

Nguyên nhân nổi mụn nước khi mang thai và cách khắc phục

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hệ miễn dịch suy yếu

Điều này sẽ khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn, vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây mụn nhiều hơn.

Nóng trong người

Ăn nhiều đồ cay nóng, gia vị tỏi ớt, uống nhiều rượu bia, chất kích thích… cũng khiến gan phải hoạt động quá tải, gây nóng trong người và sinh ra mụn.

Sinh hoạt thay đổi

Phụ nữ có thai thường xuyên phải thức khuya, mất ngủ, thiếu ngủ, căng thẳng kéo dài cũng dễ bị nổi mụn. Do hoạt động của gan và thận suy yếu, chất độc tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều; kết hợp với những bã nhờn trên da gây nên mụn bọc, mụn mủ…

Một số nguyên nhân khác

Sử dụng nguồn nước bẩn, môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, do một số thói quen xấu như: lười uống nước, hay sờ tay lên mặt, không vệ sinh chăn ga, gối định kỳ…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách phòng tránh nổi mụn khi mang thai

Nguyên nhân chủ yếu mẹ bầu bị nổi mụn là do thay đổi nội tiết tố, có người may mắn khi mang bầu sẽ có làn da đẹp hơn. Một số khác lại bị nổi mụn.

"Trị" mụn từ bên trong

  • Thường xuyên giữ da sạch, thoáng. Bạn có thể rửa mặt bằng các sản phẩm chống nhờn và ngăn ngừa mụn dưới bằng sữa hoặc gel rửa mặt tạo bọt. Thoa nước cân bằng (toner) sau bước rửa mặt sạch.
  •  Nếu da quá nhiều dầu, bạn có thể dùng giấy thấm dầu để giúp da khô thoáng
  • Đắp mặt nạ 2 lần/tuần với các sản phẩm từ thiên nhiên như khoai tây sữa tươi, dưa chuột…
  • Thoa thuốc trị mụn có chứa erythromycin khi có mụn mủ. Loại thuốc này được đánh giá khá an toàn
  • Tránh nắng bằng mũ rộng vành, khẩu trang. Việc chống nắng hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu sự kích thích da, giảm sự tăng sừng, lão hóa da.
  • Hạn chế trang điểm, dùng mỹ phẩm, kem dưỡng da giúp da thông thoáng.
  • Đi ngủ sớm, giữ tinh thần vui vẻ, suy nghĩ tích cực, không thức khuya, căng thẳng...
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ 2 lít nước/ngày, giảm thực phẩm dầu mỡ, cay nóng và nói không với bia, rượu...

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, mẹ bầu hãy thực hiện những việc này để trị mụn an toàn:

  • Đừng nặn mụn: gây sẹo hoặc nhiễm trùng nguy hiểm
  • Không sờ tay lên mặt: hãy giữ tóc sạch và không để tóc chạm vào khuôn mặt, không xoa tay lên mặt hoặc dùng các vật các để chạm lên mặt. Khăn, mũ, hoặc quần áo chật cũng có thể là nguyên nhân gây mụn, nhất là mẹ có cơ địa đổ mồ hôi.
  • Tránh các chất gây kích ứng: đừng sử dụng các loại mỹ phẩm dạng dầu. Thay vào đó hãy dùng sản phẩm dạng nước hoặc không gây bít tắc lỗ chân lông (noncomedogenic).

Đừng bỏ lỡ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đừng nôn nóng trị mụn trứng cá khi mang thai

Do quá nóng ruột lúc mụn nổi ồ ạ, nhiều chị em đã tự ý thoa thuốc, kem trị mụn pha chế, kem trộn. Hay bắt chước dùng những loại thuốc được kê đơn cho người không có thai, gây hại đến sức khỏe thai nhi và của bản thân.

Nếu việc phòng tránh trên không mang lại kết quả, mẹ bầu cần đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc theo mách bảo của người khác vì có thể sẽ gây hại cho sự an toàn của thai nhi.

Khi nào mụn trứng cá sẽ biến mất?

Mụn trứng cá có thể giảm trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh con. Việc chăm sóc tốt cho làn da sẽ đẩy nhanh quá trình giảm mụn.

Ngoài ra, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng mụn trứng cá có thể xác định giới tính của bé. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, nếu bạn nổi nhiều mụn trứng cá khi mang thai thì nhiều khả năng bạn sắp có một bé gái đấy.

Theo theAsianparent Singapore, Mụn trứng cá khi mang thai - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh