Trị nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thế nào để con hết khó chịu quấy khóc?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thường do con bị tổn thương vùng nướu hoặc do sức đề kháng bị suy giảm. Ba mẹ có thể giúp con khỏi bệnh bằng chế độ dinh dưỡng và vệ sinh vùng miệng đúng cách.

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi - Những nguyên nhân phổ biến ba mẹ cần biết

Khi thấy trẻ có các triệu chứng như lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi, sưng nướu răng, có thể gây chảy máu, đau trong miệng, trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn, quấy khóc nhiều, thậm chí bị sốt, ...

Tình trạng này cho thấy có thể trẻ đã bị nhiệt miệng (tên gọi thông thường của việc vùng niêm mạc, nướu răng bị tổn thương).

Với trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ hẳn sẽ không khỏi lo lắng khi thấy con bị nhiệt miệng. Theo các chuyên gia nhi khoa, đôi khi không có một nguyên nhân rõ ràng giải thích được vì sao bé lại bị nhiệt miệng.

Tuy nhiên với trẻ nhỏ, thường gặp nhất có thể kể đến các nguyên nhân như:

  • Do chức năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm
  • Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin B12, axit folic và thiếu  sắt
  • Do rối loạn bài tiết bên trong
  • Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng
  • Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em

Làm gì để trị nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi?

Cách chăm sóc tốt nhiệt với bệnh nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là ba mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ, chăm sóc vùng khoang miệng bị viêm sạch sẽ để vết thương không lở loét và tăng cường sức đề kháng cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 6 tháng tuổi

Mẹ cần cho bé bú nhiều hơn vì bé chưa thể uống nước hay ăn gì. Bên trong sữa mẹ có đày đủ các vitamin và dưỡng chất, lại có tính kháng khuẩn cao sẽ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập gây viêm nhiễm của các virus, vi khuẩn trong khoang miệng. Việc bú mẹ cũng giúp cấp nước cần thiết cho cơ thể bé lúc này.

Nếu cho trẻ uống sữa công thức thì nên ướp lạnh một chút để giảm cảm giác đau đớn cho trẻ khi uống sữa.

Bé trên 6 tháng tuổi

Khi bị nhiệt miệng, các vết lở loét bên trong vô cùng đau rát nhất là khi tiếp xúc với đồ ăn nên bé thường không muốn ăn uống, lâu ngày khiến bé bị thiếu dinh dưỡng và càng làm tình trạng này thêm trầm trọng. Giải quyết tình trạng này tốt nhất là nên cho bé ăn cháo loãng, dạng ấm một chút vừa dễ tiêu hóa lại không khiến các vết loét quá xót.

Nước ép trái cây tươi rất nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi... giúp cơ thể trẻ nhỏ tăng cường đề kháng, hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn. Trong khi chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng, mẹ nên cho con uống ít nhất 1 ly nước cam mỗi ngày nhưng không nên uống khi bé đói.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vệ sinh miệng cho bé bằng nước muối sinh lý

Với bé dưới 1 tuổi, ba mẹ có thể dùng rơ miệng để lau với nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng cho trẻ. Sau khi lau xong dùng bông y tế thấm cho khô vùng bị loét. Làm như vậy 2 lần/ngày.

Trẻ dưới 1 tuổi bị nhiệt miệng nên dùng thuốc gì?

Để xác định trẻ bị nhiệt miệng uống thuốc gì, cha mẹ cần cho con đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng vết loét của trẻ và kê đơn phù hợp. Nếu vết loét nhẹ bé chỉ cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng. Một số tuýp thuốc điều trị nhiệt miệng cho trẻ ở dạng gel lạnh cũng rất hiệu quả và an toàn.

Trẻ đang bú mẹ bị nhiệt miệng, mẹ nên ăn gì?

Với những trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ thì mẹ nên lưu ý bổ sung những thực phẩm có tính mát trong thực đơn hàng ngày để không làm nặng thêm tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Chẳng hạn như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • nước sắn dây
  • ép rau má lấy nước
  • rau ngót
  • mẹ nên uống thật nhiều nước
  • rau dền
  • nước dừa

 

Trẻ bị nhiệt miệng, sốt, ba mẹ nên làm gì?

Thông thường triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất sau 2 tuần, kể cả khiba mẹ không can thiệp điều trị.

Tuy nhiên nếu các triệu chứng này kéo dài quan tuần thứ ba kèm theo sốt cao, sút cân nhanh, đau bụng, trong phân có lẫn máu phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương