Trẻ sơ sinh ngủ ngáy không đơn giản. Nó còn là biểu hiện của nhiều loại bệnh, trong đó, bệnh ngưng thở khi ngủ là sát thủ trực tiếp giết chết con. Cùng tìm hiểu bài viết về tình trạng này:
- Trẻ sơ sinh ngủ ngáy nguy hiểm hơn bạn nghĩ
- Trực giác của người mẹ khi nghe tiếng con ngủ ngáy
- Trẻ sơ sinh ngủ ngáy được coi là một bệnh nghiêm trọng
- Làm sao để hạn chế chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Người ta thường nói, phụ nữ có giác quan thứ 6, có thể cảm nhận được những thứ xung quanh. Nó như kiểu trực giác chỉ có ở riêng phái yếu. Và trực giác này ở Lindsay, 44 tuổi ở Sydney, Australia đã cứu sống con mình.
Rafferty – bé thứ hai nhà Lindsay – là một đứa trẻ tuyệt vời. Nó đáng yêu và xinh xắn đúng như những gì một người mẹ có thể kỳ vọng vào đứa con sơ sinh của mình.
Tuy nhiên, một đêm nọ, Lindsay thức dậy trong lo lắng khi nghe thấy tiếng hít thở lạ thường của con trai mình. Ngay lập tức, cô cảm thấy có điều gì đó không ổn, giống như Rafferty không có đủ không khí vậy.
Cô đưa Rafferty đi khám nhưng không phát hiện ra vấn đề gì. Ngay cả ca cấp cứu lúc 5 sáng, khi Rafferty gần như đã chuyển màu sang tím xanh cũng được các bác sỹ nhận định là cảm lạnh, không phải bệnh gì nguy hiểm.
Nhưng Lindsay không chấp nhận!
Trực giác của người mẹ khi nghe tiếng con ngủ ngáy
Ngay cả khi lớn lên, Rafferty vẫn duy trì tình trạng ngáy như vậy, thậm chí bé còn phát ra tiếng khò khè. Tin tưởng vào bản năng của người mẹ, Lindsay tìm đến một chuyên gai tai mũi họng có tiếng.
Sau khi kiểm tra, vị bác sỹ này ngay lập tức yêu cầu Rafferty nhập viện, lắp ống thở và theo dõi suốt đêm.
Kết quả cho thấy, khi Rafferty chìm sâu vào giấc ngủ, lượng ô xi cung cấp cho cơ thể giảm rất mạnh. Đứa trẻ ngủ ngáy này bị giữ lại viện và làm các xét nghiệm cần thiết. Vị bác sĩ nọ cũng yêu cầu Lindsay không được rời mắt khỏi con mình, đặc biệt là khi con chìm vào giấc ngủ.
Tiếp tục khám chữa, vị bác sỹ nhận định, con của Lindsay bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Và hoàn toàn có thể rơi vào trạng thái “một đi không trở lại” bất kỳ lúc nào trong cơn mơ.
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy được coi là một bệnh nghiêm trọng
Theo Tiến sĩ Jim Papadopoulos – một trong những chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ hàng đầu ở Australia, chứng ngưng thở khi ngủ khá hiếm gặp. Tỷ lệ là 3% đối với trẻ em và 1% đối với trẻ sơ sinh. Đặc biệt, những dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ khá giống với các bệnh khác nên thường không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy thường có nguy cơ bị SIDS – đột tử khi ngủ – cao hơn bình thường. Ngoài ra, bệnh này cũng khiến cho trẻ giảm IQ, rối loạn thần kinh, thiếu tập trung và có vấn đề về các hành vi cá nhân.
Quay trở lại câu chuyện của Rafferty. Đứa trẻ ngay lập tức được đặt máy CPAP – liên tục phải đeo khẩu trang máy để cung cấp lượng ô xi cần thiết khi ngủ vào phổi. Rafferty có thể cải thiện được sức khỏe, đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ với điều kiện, em phải đủ 10kg để đảm bảo sức khỏe.
Hơn nửa năm Rafferty sống chung với chiếc máy gắn chặt lên mặt cũng là từng ấy khoảng thời gian Lindsay sống trong lo lắng và sợ hãi. Và rồi… Ca phẫu thuật thành công. Đứa trẻ đã ngủ được 12 tiếng mỗi đêm ngay trên giường của mình, không đeo mặt nạ, không gì cả.
Đó là một nỗ lực của Rafferty và các y bác sỹ. Và nhờ giác quan thứ 6 của Lindsay, cô không phải rơi nước mắt hối hận khi mất đi đứa con đáng yêu của mình.
Làm sao để hạn chế chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện ngáy khi ngủ, các mẹ hãy nhớ thực hiện những nguyên tắc mà TheAsianParent cung cấp dưới đây để giúp con:
- Sử dụng máy phun làm ẩm không khí
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ
- Có thể sử dụng dầu khuynh diệp bằng cách chấm dầu khuynh diệp trên quần áo của trẻ, hoặc xịt ra môi trường xung quanh trẻ
- Cho bé sử dụng gối đầu hơi cao một chút, đồng thời cho bé nằm ngửa và đầu gối để cao lên. Hãy đảm bảo giữ ấm phần ngực, cổ của trẻ để tránh trẻ bị cảm lạnh.
- Đảm bảo không khí xung quanh phòng luôn sạch sẽ, trong lành, không có bụi bẩn hay khói thuốc lá, mùi hương lạ,…
Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh thường xuyên ngủ ngáy thì bố mẹ hãy theo dõi kỹ lưỡng và nên ghi chép lại. Nội dung ghi lại nên cụ thể như thời gian giấc ngủ của bé, thời điểm bé bắt đầu ngủ ngáy và thời điểm kết thúc, tần suất xảy ra và mức độ âm thanh của tiếng ngáy.
Khi thực hiện được điều này trong một thời gian bố mẹ có thể nhìn thấy được chu kỳ ngáy và đưa ra quyết định có nên đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở hay không. Bên cạnh đó, những thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong việc đưa ra các chuẩn đoán và phương án điều trị phù hợp cho bé.
Theo Kidspot
Xem thêm:
- Video: Bé ngừng thở sau khi bú!
- Tim thai yếu dần rồi ngừng đập – Bức tâm thư bố gửi đến thai nhi không thể chào đời
- 16 cột mốc phát triển vô cùng quan trọng trong năm đầu tiên của bé!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!