Trẻ sơ sinh là một điều gì đó thật non nớt, mỏng manh và khi chúng ta đón tay bé từ bác sĩ thì không phải người nào cũng được bồng.
Mỗi em bé khi đến thế giới này đều mang đến cho cha mẹ, ông bà niềm hạnh phúc vô tận. Vì vậy, khoảnh khắc đón trẻ lần đầu từ tay y tá khiến ai cũng nôn nao nhưng không phải ai cũng phù hợp đón trẻ mà cần lựa chọn cẩn thận.
Theo quan niệm của người xưa, “đón tay” bé phải nên là những người khỏe mạnh, vui vẻ, sống chan hòa, tốt bụng,… có như vậy, đứa trẻ sau này lớn lên mới khỏe mạnh và có những đức tính tốt như người đón trẻ. Nhưng trước giờ chưa có một nghiên cứu nào chứng minh điều nay. Nhưng thực tế thì người “đón tay” trẻ không nên thuộc 4 kiểu sau đây.
Người được chuẩn đoán đang nhiễm bệnh
Trẻ sơ sinh vừa chào đời vốn dĩ có sức đề kháng và khả năng miễn dich yếu nên sẽ rất dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn. Vì vậy, những người đang nhiễm hoặc có nguy lây nhiễm bệnh thì không nên đến gần trẻ để tránh lây nhiễm cho các bé.
Người không quan tâm đến sức khỏe của chính họ
Người hay chủ quan với sức khỏe của bản thân, không chú ý vệ sinh cá nhân cũng không nên “đón tay” trẻ vì người ấy có thể là người mang trong mình nguồn bệnh. Bạn có thể chỉ ho vài cái, hoặc cảm mạo là bình thường nhưng với một trẻ sơ sinh thì đó là cả một vấn đề.
Nếu để người như vậy đón trẻ, vi khuẩn từ họ có thể truyền sang bé và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Người không khéo léo, hậu đậu
Bế trẻ sơ sinh cũng cần có kĩ năng và thật thành thạo chứ không đơn giản chỉ bế là xong. Trẻ sơ sinh “mỏng manh” theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng nên rất nhạy cảm với mọi thứ bên ngoài.
Nếu người bế trẻ tay chân long ngóng, vụng về, không thật sự biết cách bế sẽ làm trẻ khó chịu. Đó là chưa tính đến những tại nạn không mong muốn có thể xảy ra với trẻ. Vì an toàn cho trẻ thì những người này không nên ẳm bồng trẻ để tránh những việc không may xảy đến.
Người dùng thuốc lá các loại
Những người có thói quen dùng thuốc lá tốt nhất là không nên đến gần trẻ vì mùi khói sẽ lưu lại trên cả áo quần, tóc và những nơi khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp của trẻ.
Theo nghiên cứu của những nhà khoa học hàng đầu thế giới thì những đứa trẻ có bố mẹ thường xuyên sử dụng thuốc lá gần chúng thì nguy cơ đột tử ở tuổi nhũ nhi cao hơn so với những đứa trẻ sống ở môi trường không khí không khói thuốc. Lớn lên, nguy cơ mắc những bệnh về hô hấp như hen cấp, hen phế quản. Khói không chỉ gây ảnh hưởng đến người lớn mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Đó gọi là hút thuốc thụ động (việc hít lại khói thuốc của người trực tiếp sử dụng thải ra).
Qua những chia sẻ trên thì người “đón tay” trẻ sơ sinh phải là những người có sức khỏe tốt, cẩn thận và có nhiều kinh nghiệm chăm sóc, bế trẻ là tốt nhất. Nếu những ông bố muốn là người bế trẻ đầu tiên thì nên chuẩn bị cho mình kiến thức, sức khỏe tốt và đặc biệt là không nên sử dụng thuốc lá các loại. Nên tham dự những khóa học tiền sản, hậu sản hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những người đã trải qua để có những kĩ năng bế trẻ an toàn nhất.
Theo Eva
Xem thêm:
- Không rửa tay khi bế bé sơ sinh và hậu quả thảm khốc!
- Sai lầm khi bế trẻ so sinh không phải ba mẹ nào cũng biết
- Cách bế trẻ sơ sinh chuẩn khoa học: Mẹ có nên rung lắc bé?
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!