Ba mẹ đừng bỏ qua mốc phát triển ngôn ngữ của bé từ trong giai đoạn "vàng"

Ngay từ những tháng đầu đời, trẻ đã phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Cha mẹ hãy khuyến khích bé bằng cách thường xuyên giao tiếp với con yêu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mốc phát triển ngôn ngữ của bé là điều ba mẹ phải quan tâm tìm hiểu để kịp thời phát hiện các vấn đề thiếu hụt khả năng nói và giúp con phát triển đúng độ tuổi.

Theo khoa học, 6 năm đầu đời là thời kỳ mẫn cảm đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ. Đây là giai đoạn “vàng” mà ba mẹ nhất định không được bỏ qua để con đạt tới độ phát triển ngôn ngữ tối ưu và toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần.

1. Khả năng ngôn ngữ của thai nhi

Ngay khi còn là bào thai trong bụng mẹ, trẻ đã bắt đầu có những nhận thức đầu tiên về ngôn ngữ. Bộ não của trẻ được kích hoạt vào giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Trong bụng mẹ, thai nhi được tiếp xúc với đủ loại âm thanh khác nhau. 

Những âm thanh trẻ có thể nghe được đó là tiếng nhịp tim đập, tiếng chuyển động của bản thân mình, tiếng nhạc bên ngoài, giọng nói của mẹ, tiếng nói chuyện của bố,…

Gần đây đã có không ít nghiên cứu chứng minh trẻ có những hoạt động có tính chất ngôn ngữ từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Cụ thể vào tuần thai 24-27, thai nhi đã học được những đặc trưng âm thanh cơ bản của ngôn ngữ mẹ đẻ như là nhịp điệu, độ cao, độ dài của âm thanh. 

Chính vì vậy mà khi sinh ra, bé sơ sinh đã ngay lập tức nhận diện được các âm thanh quen thuộc chúng vẫn được nghe khi còn là bào thai. Đây là lý do mà cho trẻ nghe nhạc hay trò chuyện với trẻ ngay từ lúc chưa sinh ra trong giai đoạn cuối thai kỳ là một việc cần thiết.

2. Giai đoạn trẻ mới sinh cho đến 3 tháng tuổi

Ngay khi lọt lòng, bé sơ sinh đã có khả năng phát ra các âm thanh nho nhỏ. Khi bé được 2 tháng đã có thể bắt đầu phát ra những tiếng ọ ẹ, hay tạo ra những tiếng kêu khe khẽ thích thú. Ở giai đoạn này, nếu chú ý ba mẹ cũng sẽ thấy được trẻ đã có thể hướng đầu tới phía nguồn phát ra âm thanh, bắt đầu chú ý đến những âm thanh quen thuộc, bắt đầu biết lắng nghe tiếng trò chuyện quanh mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé dần có những phản ứng với các âm thanh xung quanh và giật mình khi có tiếng động lớn. Nếu mẹ và người thân tiếp xúc với trẻ, dễ dàng nghe được tiếng cười rõ ràng của con. 

Khi nhận ra giọng nói quen thuộc của mẹ, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và thích thú khi nghe thấy tiếng vỗ về từ mẹ. Nếu có các âm thanh lạ xuất hiện, trẻ dưới 3 tháng tuổi cũng sẽ ngừng mọi hoạt động và tập trung chú ý gần hơn.

3. Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi

Trẻ từ 4 tháng tuổi đã có khả năng phản xạ với âm thanh tốt hơn rất nhiều. Trẻ bắt đầu tự tạo ra nhiều âm thanh của riêng mình và đáp lại những âm thanh của người khác một cách tự nhiên hoặc bằng cử chỉ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé đã biết cách dùng âm thanh và cử chỉ để thể hiện yêu cầu, mong muốn của mình. Nếu muốn thu hút sự chú ý của mẹ, con sẽ tạo ra tiếng ồn.

Đây là giai đoạn bé phân biệt được giọng nói tức giận hay trìu mến, ngừng khóc khi nghe có giọng nói.

4. Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi, bé có thể bập bẹ những từ đơn giản như “ma ma’, “ba ba”. Đây là những từ đầu tiên mà đa số bé sẽ có thể phát âm được. Mặc dù vậy, bé chưa hiểu được rằng mình đang kêu gọi cha mẹ một cách đáng yêu cho đến khi 1 tuổi. Ngoài ra, bé có thể cảm nhận được tên gọi của mình khi có người gọi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời gian này, số từ mà trẻ có thể hiểu có thể lên tới con số hàng trăm, trong đó trẻ dễ phản ứng theo những từ như bà, mẹ, bố, hôn, thơm, tạm biệt, há miệng, bế, đi chơi, về, đi làm, bú, ti,… 

Khi có tiếng chuông điện thoại hay tiếng gõ cửa, trẻ sẽ phản ứng lại. Bên cạnh đó, trẻ còn biết dùng cử chỉ và ngôn ngữ để diễn đạt như lắc đầu để nói "không"; bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn mà không có từ thực sự.

Đây là giai đoạn ba mẹ có thể yêu cầu con làm theo một số mệnh lệnh đơn giản như đưa đồ chơi cho người lớn khi được nhắc nhở.

Giai đoạn này, ba mẹ và người lớn trong nhà cần phải hỗ trợ cho sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng những câu chuyện, thường xuyên nói chuyện và hát cho bé. Bé đã biết bắt chước cách nói chuyện của người lớn để tập phát âm và nói thông thạo về sau.

5. Khi nào trẻ bắt đầu giao tiếp?

Từ thời điểm cất tiếng khóc đầu tiên, bé đã nói chuyện với cha mẹ. Hiểu ý nghĩa của tiếng khóc ấy chính là hiểu ngôn ngữ của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé giao tiếp bằng ánh mắt và những tiếng động phát ra từ khuôn miệng nhỏ xinh. Vài tuần sau đó mẹ sẽ thấy ngôn ngữ của bé rõ ràng hơn. Thay vì những âm thanh líu ríu trong miệng, ngôn ngữ của bé giờ sẽ rõ như tiếng chim hót.

Libby Hill, một nhà trị liệu ngôn ngữ cho biết: "Đây là dấu hiệu cho thấy các cơ ở lưỡi và miệng của bé đang trở nên cứng cáp hơn, bé bắt đầu hiểu được mối liên hệ giữa việc tạo ra âm thanh và những phản hồi từ bên ngoài".

6. Làm sao để giúp bé phát triển ngôn ngữ?

Khi đã nắm rõ các mốc phát triển ngôn ngữ của bé, mẹ đã có thể tự tin học cách giúp con sớm biết nói hơn. Mẹ có thể nói với bé về cuộc gặp gỡ với bạn bè, giải thích toàn bộ cốt truyện của “Gatsby vĩ đại” hay chỉ đơn giản là chuyện mẹ đang thay quần áo cho bé, hãy giao tiếp với bé thường xuyên.

"Giao tiếp từ thuở lọt lòng có tác động vô cùng lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của bé", Libby nói. "Bé thích nghe giọng nói của mẹ, vì vậy hãy trò chuyện, hát và giao tiếp bằng mắt với con yêu."

Bé không thể tập trung lâu cho đến khi được 1 hoặc 2 tháng, vì vậy hãy chắc chắn giữ bé ở gần khi bạn nói chuyện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trên đây là các mốc phát triển ngôn ngữ của bé mà ba mẹ không nên bỏ qua. Giai đoạn "vàng" để bé học nói và phát triển tư duy ngôn ngữ là thời điểm cả gia đình cần tập trung để tạo môi trường tốt nhất cho con.

Nguồn: www.motherandbaby.co.uk

Theo: https://vn.theasianparent.com

Các bài viết liên quan:

Các mốc phát triển quan trọng của trẻ trong năm đầu đời (Cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh)

Tư thế ngủ tốt nhất cho bé sơ sinh

Những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ cha mẹ thường bỏ qua

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca