Ngoại tình có phải là tội? Pháp luật quy định thế nào về ngoại tình?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoại tình có phải là tội và bị xử lý theo quy định của pháp luật hay người ngoại tình chỉ phải chịu bản án của lương tâm, của xã hội?

Những lý do dẫn đến ngoại tình?

Ngoại tình là nỗi đau lớn nhất của tình yêu và chắc chắn là không ai trong chúng ta muốn mình phải hứng chịu nỗi đau đó. Nhưng cuộc đời luôn có những điều bất ngờ mà không ai muốn đón nhận, trong đó có việc đối phương ngoại tình. Và khi ấy lỗi thuộc về ai?

Rất nhiều đàn ông quan niệm “Ngoại tình là việc quan hệ tình dục mà có hoặc không kèm theo mối quan hệ tình cảm. Đàn ông có thể ngoại tình mà không cần phải có tình cảm gì với đối phương!”. Điều này hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của phụ nữ. Với họ, ngoại tình là 1 bước ngoặt tình cảm, cho dù nó có liên quan đến thể xác hay  tinh thần. Nó có thể chỉ là những cuộc trò chuyện qua điện thoại, trao đổi email hay tin nhắn mùi mẫn, gặp nhau ăn trưa hay uống cà phê…

Để trả lời cho câu hỏi “tại sao lại ngoại tình” thì có 1001 lý do có thể đưa ra nhưng dù là lý do gì đi nữa thì tất cả chỉ là đang ngụy biện cho việc làm sai trái của bản thân mà thôi.

  • Không còn hứng thú với đối phương nên nảy sinh ham muốn tình dục với người khác
  • Chồng/vợ mải mê công việc, gia đình, con cái…mà không quan tâm đến người còn lại hoặc 1 trong 2 người có niềm đam mê riêng
  • Cảm thấy thiếu hụt tình cảm, cô đơn trong chính ngôi nhà của mình
  • Bản tính muốn chinh phục, trải nghiệm những mối quan hệ ngoài luồng
  • Không vượt qua được những cám dỗ từ người khác ngoài chồng/vợ.

Ngoại tình có phải là tội theo quy định pháp luật?

Một trong những nguyên tắc căn bản của chế độ hôn nhân gia đình là tự nguyện, tiến bộ, thực hiện 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng. Đồng thời, đang trong thời kỳ hôn nhân thì nam/nữ không được kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người khác. Các hành vi trái quy định sẽ bị trừng trị theo pháp luật.

Xử lý hành chính

Theo Nghị định mới nhất số 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2020 đối với các hành vi ngoại tình sau đây sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng thay vì mức phạt 1 - 3 triệu đồng trước đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  1. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ
  2. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác
  3. Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Nghị định cũng quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về kết hôn, ly hôn, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn…

Xử lý hình sự

Nếu ngoại tình trong các trường hợp nêu trên ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 182 bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 về tội vi phạm chế độ 1 vợ và 1 chồng, cụ thể như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.

Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của 1 trong 2 bên tự sát.
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ 1 vợ, 1 chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Trên phương diện đạo đức, tình cảm, ngoại tình là hoàn toàn sai trái

Xét trên phương diện đạo đức, ngoại tình có phải là tội khi luôn được cho là việc trái với luân thường đạo lý, đi ngược lại với quan niệm về gia đình hạnh phúc và là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ hôn nhân? Ngoại tình không bao giờ là đúng dù nó phát sinh trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Ngoại tình – dù thế nào cũng là sai trái, tội lỗi. Chính vì vậy, trước khi để bản thân đi quá xa vào 1 mối quan hệ ngoài hôn nhân, mỗi người hãy tự nhìn nhận đánh giá lại mọi chuyện. Liệu có nên đánh đổi cuộc hôn nhân mà 2 người đã dày công vun đắp để bước vào 1 cuộc phiêu lưu tình ái, mà điểm kết thúc cũng có thể chính là lúc tan vỡ hạnh phúc gia đình, 2 người chia 2 ngả? Đừng để đến lúc phải nói 2 từ “giá như”…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 Xem thêm

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi