Nằm nôi ảnh hưởng đến não trẻ. Mặc dù rất nhiều người không đồng tình, song đã có những bằng chứng khoa học xác thực không thể chối cãi.
Thẳng thắn thừa nhận rằng, nhiều em bé rất thích nằm nôi. Ngay cả cha mẹ cũng thích bé nằm nôi hơn nằm giường. Phần vì bé được tự do. Cha mẹ cũng có thể thoải mái hơn nếu muốn sản xuất bé khác.
Nhưng, nằm nôi lại có thể ảnh hưởng đến não trẻ. Việc nằm nôi liên tục, nhất là nôi điện với tần suất rung lớn, ảnh hưởng lớn đến bé. Cụ thể như thế nào?
Nằm nôi ảnh hưởng đến não trẻ
Phải khẳng định rằng, nôi điện hay nôi thường cũng có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là vấn đề về não.
– Cho trẻ sơ sinh nằm nôi sớm khiến trẻ không cảm nhận được hơi ấm từ mẹ. Trong khi đó, lời khuyên từ các bác sĩ là trẻ dưới 3 tuổi và trẻ sinh non cần được gần gũi với mẹ.
– Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi nằm nôi, đặc biệt là nôi điện với tần suất rung mạnh và liên tục sẽ ảnh hưởng tới bộ não của bé. Cụ thể là xuất huyết não, di chứng là bệnh tâm thần và hội chứng trẻ bị lắc.
– Chưa kể, những chiếc nôi điện chưa chắc đã an toàn. Nếu gặp phải chiếc nôi điện bị lỗi, bé hoàn toàn có thể gặp nguy hiểm. Từ việc rung lắc mạnh đến hở điện…
– Nằm nôi cũng có thể khiến bé gặp phải tình huống nguy hiểm. Do trẻ không thể tự chủ được nên có thể bị ngạt thở nếu gối ấp lên mặt. Từ đó, hiện tượng chết não và tử vong có thể đến.
Nằm nôi ảnh hưởng đến não trẻ nhưng vẫn có điểm lợi
Tuy nhiên, nói qua thì phải nói lại. Mặc dù nằm nôi ảnh hưởng đến não trẻ, nhưng nó cũng mang lại một số lợi ích nhất định. Trong đó, phải nhấn mạnh đến tính tự lập.
– Rèn có trẻ tính tự lập từ sớm: Trẻ được nằm nôi từ sớm sẽ bớt phụ thuộc vào người lớn. Đồng thời tránh được một số thói quen xấu như liên tục đòi bế, bú lặt vặt hoặc bám mẹ quá mức.
– Tốt cho sức khỏe của trẻ: Nhiều cha mẹ có thói quen cho con ngủ chung giường. Thậm chí bé nằm giữa bố mẹ. Việc làm này có thể khiến trẻ bị ngạt thở do bố mẹ vô tình đè lên con hoặc nằm quá gần con. Đặc biệt nếu bố mẹ thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích, trẻ lại càng dễ gặp nguy hiểm.
– Tốt hơn nhiều so với nằm võng: Cho trẻ sơ sinh nằm võng nhiều, đặc biệt là khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến cột sống do độ cong của võng. So với võng thì nôi có thể nói là tránh được phần lớn hạn chế này.
– Tiện ích riêng của nôi điện: So với nôi thường, cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện tiện dụng hơn ở chỗ chỉ cần một vài thao tác cài đặt đơn giản là nó có thể tự động rung lắc với lực ổn định trong một thời gian mà không cần có lực đẩy cơ học từ bên ngoài. Nhờ vậy, cha mẹ có thêm rất nhiều thời gian rảnh để nghỉ ngơi hoặc làm việc khác khi bé đang ngủ.
Câu chuyện từ việc trông cháu chứng minh nằm nôi ảnh hưởng đến não trẻ
Bé Quang (Xóm 3, An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình) được 6 tháng. Bé kháu khỉnh, bụ bẫm. Nhưng ai cũng công nhận bé “khó tính” vì bé hay khóc nhè. Nhìn cậu bé trắng trẻo, bụ bẫm, mọi người đến chơi đều thích bế. Nhưng bé không nghe… Chỉ có ông nội mới bế được Quang. Bế đứng bé không chịu, phải ngồi vào võng mới đồng ý.
Khi mẹ đi làm, ông nội là người duy nhất dỗ được bé ngủ. Ông nội bế ngồi võng một lúc là Quang đã ngủ tít. Bí quyết của ông là tay bế cháu, chân đưa võng, càng đưa mạnh và nhanh thì bé ngủ càng sâu.
Cứ như thế, ngày nào hai ông cháu cũng đung đưa trên võng. Hôm nào giặt võng hoặc sang nhà khác chơi không có võng y như rằng Quang ngủ ít hẳn. Ngủ ít nên Quang quấy khóc làm cả nhà vất vả, ông bà và bố mẹ cứ chạy quáng quàng cả lên. Nhiều người đến góp ý không nên đưa võng mạnh thế thì ông bảo: “Ngày xưa, nhà nào có trẻ con là có võng. Tôi ngồi đưa võng cho các em tôi ngủ cao gần tới mái nhà mà có đứa nào bị sao đâu”
Phân tích từ chuyên gia
Theo GS Nguyễn Thu Nhạn – Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, hiện nay chưa có công trình khoa học nào chứng minh rằng, nằm nôi có ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của trẻ. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của Giáo sư, cho trẻ nằm nôi mà lắc mạnh cũng không nên, vì như thế dễ làm trẻ say. Còn với PGS. TS Ninh Thị Ứng – Trưởng khoa Thần Kinh, bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ em dưới 1 tuổi không nên nằm nôi vì não vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa ổn định trong hộp sọ.
Thời kỳ sơ sinh, vỏ não và thể vân mới chưa phát triển. Sự phát triển quan trọng nhất là sự myelin hoá các tổ chức thần kinh và những biến đổi ở vỏ não. Não của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành vì chưa được myelin hoá. Myelin là chất béo bao bọc xung quanh dây thần kinh. Myelin hoá bắt đầu từ tháng thứ tư của phôi và đến 4 tuổi mới hoàn chỉnh. Chất myelin bảo vệ sự phân tán của xung động điện, duy trì tốc độ dẫn truyền điện thế hoạt động của trục thần kinh. Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động nếu không được myelin hoá hoàn toàn. Cân nặng của não nặng lên là do thần kinh được myelin hoá. Chậm sự myelin hoá sẽ làm chậm sự phát triển, chậm đi, chậm đọc, chậm học.
Vậy cách ngủ đúng cho trẻ sơ sinh là thế nào?
Cũng theo các bác sĩ, tốt nhất là tạo thói quen cho trẻ nằm ngủ trên giường. Không phụ thuộc nôi hoặc ai cả. Nhiều đứa trẻ quen nằm nôi, khi không có nôi không chịu ngủ, quấy khóc cả ngày. Bế trẻ trên tay cũng không nên bế dốc quá. Khi bế trẻ nên để đầu gối thấp. Tạo thành với mặt phẳng một góc nhỏ hơn 20 độ.
Các bác sĩ nhi cũng khuyên rằng, không nên cho trẻ nằm trực tiếp trên võng vì khi đặt trẻ tiếp xúc trực tiếp với võng thì lưng trẻ sẽ cong theo độ cong của lòng võng. Xương trẻ con đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều sụn, dễ chịu tác động của lực bên ngoài, nếu để trẻ nằm võng lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị cong vẹo cột sống.
Lời kết
Nằm nôi ảnh hưởng đến não trẻ. Điều này hầu như không thể phủ nhận. Do vậy, muốn bé ngủ ngoan và phát triển khỏe mạnh, hãy cho bé ngủ trên giường. Song, nên tập cho bé ngủ không phụ thuộc vào ai và vật gì cả. Cũng nên cẩn thận khi bố mẹ nằm cạnh con. Có như vậy, bé mới phát triển tốt nhất.
Xem thêm:
- Ba mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi không và nằm nôi có làm tổn thương não bé?
- Trẻ mấy tháng tuổi nên cho nằm nôi? Nằm nhiều có sao không?
- Mẹ bỉm sữa băn khoăn có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!