Vì sao nhiều mẹ bầu tin dùng monitor sản khoa để kiểm tra thai nhi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Monitor sản khoa là một trong những phương pháp rất hiện đại để theo dõi sức khỏe của thai nhi, xem em bé có phát triển đầy đủ và mạnh khỏe không.

Không thể không nói, y học ngày càng phát triển kéo theo đó là tiện ích dành cho con người cũng ngày càng gia tăng. Nếu như trước đây, bệnh ung thư đồng nghĩa với tử vong thì ngày nay, phát hiện tầm soát ung thư sớm có thể giúp con người ta sống thêm mấy chục năm nữa.

Chuyện sinh nở và mang thai cũng vậy. Thay vì chỉ đến khi ra đời, mới biết giới tính của con, mẹ có thể thông qua các ứng dụng khoa học để tìm hiểu trước. Trong đó, monitor sản khoa là cách đánh giá khá chính xác sức khỏe của con.

Vai trò của monitor sản khoa

Monitoring sản khoa là thiết bị ghi lại đồng thời nhịp tim thai và hoạt động cơ tử cung. Đường biểu diễn thu được gọi là CTG (cardiotocography). Sử dụng monitor sản khoa có thể giúp bác sĩ:

Monitor sản khoa là phương pháp được nhiều người lựa chọn

-       Theo dõi tình trạng sức khoẻ của thai. Đặc biệt là thai nghén nguy cơ cao

-       Phát hiện sớm các trường hợp suy thai trong thời gian thai nghén và trong chuyển dạ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dựa trên kết quả được ghi ra, bác sĩ sẽ đánh giá mối tương quan giữa cơn co và tim thai. Từ đó sẽ phân tích xem có tình trạng suy thai hay không để có hướng tiên lượng cho thai. Khi thai được 22 tuần tuổi, theo dõi monitoring có thể giúp phát hiện ra những vấn đề với thai nhi:

-       Chậm phát triển trong TC (IUGR)

-       Non tháng

-       Thiểu ối

-       Bất thường trên SA Doppler

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

-       Đa thai

-       Ngôi ngược

-       Cao huyết áp

-       Tiểu đường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

-       Ra huyết ÂĐ trước sinh

-       Bệnh lý nội khoa

-       Bệnh tim

-       Thiếu máu nặng

-       Cường giáp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

-       Bệnh lý thận

-       Bệnh lý mạch máu

Phân tích của monitor sản khoa dựa trên yếu tố gì?

Dựa theo những chỉ số trên monitor, bác sĩ có thể phân tích đâu là thai nhi phát triển bình thường, đâu là những dấu hiệu bất thường ở bé như nhịp tim chậm…

Đường biểu diễn tim thai bình thường

- Nhịp tim thai cơ bản từ 120- 150 nhịp/phút

- Các nhịp tăng xuất hiện rải rác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Dao động nội tại bình thường từ 5- 25 nhịp/ phút

- Không có nhịp giảm.

Nhiều thông số được hiện lên với monitoring sản khoa

Nhịp tim thai cơ bản

- Bình thường: 120- 150 nhịp/phút đối với thai đủ tháng.

- Nếu > 150 nhịp/phút gọi là nhịp nhanh.

- Nhịp tim thai cơ bản nằm trong khoảng 100-120 nhịp/phút: nghi ngờ,

- Nhịp tim thai cơ bản < 100 nhịp/phút: bệnh lý.

Với những thông số cơ bản ở trên, thai nhi được đánh giá là phát triển bình thường. Trong khi đó, những thông số lệch hơn chứng tỏ thai nhi đang gặp vấn đề. Từ cơn co, nhịp tim chậm hoặc nhanh đều minh chứng điều đó.

Các đường cơ bản đặc thù khi áp dụng monitoring sản khoa

Dựa trên những thông số của monitor, mẹ bầu có thể tìm hiểu xem con đang ở tình trạng thế nào. Phát triển bình thường hay không? Có đang bị thiếu máu hay có nguy cơ gì không… Những biểu đồ cơ bản của monitor như sau.

Áp dụng monitor sản khoa để kiểm tra sức khỏe thai nhi

- Dịch chuyển đường tim thai cơ bản. Có thể diễn ra theo hướng đi lên hoặc đi xuống. Nếu đi lên có thể do tình trạng nhiễm trùng trong TC, thai thiếu oxy do bất kỳ nguyên nhân nào (chèn ép rốn). Dịch chuyển đường tim thai cơ bản trong giai đoạn 2 của chuyển dạ thường liên quan đến pH máu cuống rốn thấp.

- Đường cơ bản nhấp nhô. Nhịp tim thai chậm nặng nề có thể thấy trong các trường hợp tắc nghẽn tuần hoàn dây rốn, nhau bong non hoặc biến chứng của mẹ như tụt huyết áp, choáng, co giật, vỡ tử cung hay cơ TC bị kích thích quá mức. Trong trường hợp đường cơ bản nhấp nhô xuất hiện trong khoảng thời gian giới hạn nhịp TT bình thường cũng có thể phản ánh tổn thương thần kinh của thai nhi.

- Đường cơ bản không rõ. Không xác định được đường tim thai cơ bản. Lý do của đường cơ bản không rõ có thể là một loạt các nhịp tăng, tăng dao động nội tại, các nhịp giảm biến đổi xuất hiện kế tiếp nhau hoặc là rối loạn nhịp TT.

Monitor sản khoa cũng có thể đo cơn co cổ tử cung

Trong khi chuyển dạ, phân tích cơn gò ở cổ tử cung là phân tích tần số, số gò trong 10 phút, thời gian co bóp hay trương lực cơ bản. Monitor có thể thể hiện điều này.

Những cơn co liên tục cổ tử cung có thể là dấu hiệu sắp đẻ

- Cơn co tử cung trong chuyển dạ tần số nhanh hơn. Thường sẽ là 3 cơn gò/10 phút. Cường độ mạnh hơn 50 – 80 mmHg.

- Cơn gò tử cung trong chuyển dạ bất thường là cơn gò thưa yếu hơn. Cơn gò mau khoảng 6 cơn gò/phút. Tính chất sẽ mạnh dần theo thời gian.

Theo dõi được số liệu khi áp dụng monitoring sản khoa có thể hạn chế phần nào nguy cơ cho con. Đồng thời, mẹ cũng có thể nhận biết đã đến thời điểm bé ra đời hay chưa.

Lời kết

Với mỗi trạng thái như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hay cơn gò tử cung rối loạn, mẹ đều nên đến bác sĩ để kiểm tra và thăm khám thường xuyên. Đặc biệt, khi đã được 22 tuần, việc thăm khám càng nên tăng cường hơn. Monitor sản khoa sẽ giúp ích rất nhiều trong trường hợp này. Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE