Mẹ bối rối vì mới mang thai vẫn bị hành kinh, nguyên nhân là vì sao?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều mẹ bầu mới mang thai vẫn bị hành kinh như thường nên không khỏi lo lắng, không biết mình có đang thực sự mang thai hay không. Cùng tìm hiểu nguyên nhân ngay sau đây mẹ nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra như thế nào?

Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể con gái sẽ sản xuất ra hormone làm cho lớp niêm mạc tử cung dày hơn để chuẩn bị cho việc thụ thai. Mỗi tháng một lần, buồng trứng của người phụ nữ sẽ phóng thích trứng, đây gọi là quá trình rụng trứng.

Có 2 trường hợp xảy ra khi trứng rụng:

  • Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh để tạo thành hợp tử. Hợp tử này tiếp tục phân bào và di chuyển về phía tử cung để làm tổ tại đây. Khi mang thai, tử cung sẽ phát ra tín hiệu để cơ thể ngừng sản xuất estrogen, không cho buồng trứng hoạt động và rụng trứng.
  • Nếu không thụ tinh với tinh trùng, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và chảy ra ngoài qua âm đạo, đây gọi là máu kinh nguyệt. Quá trình này kéo dài trong vài ngày.

Vì sao mới mang thai vẫn bị hành kinh?

Như vậy, khi có thai, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt do trứng đã kết hợp với tinh trùng để tạo ra hợp tử, trứng không bị vỡ ra và lớp niêm mạc tử cung lúc này không bị bong ra nên kinh nguyệt không thể ra ngoài được. Vì vậy, phụ nữ mang thai sẽ mất kinh hoàn toàn cho tới khi em bé sinh ra. Vậy có trường hợp nào mẹ bầu mới mang thai vẫn bị hành kinh không?

2. Nguy cơ sảy thai, dọa sảy thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị sảy thai nếu không cẩn thận. Trường hợp ra máu khi mới mang thai nếu kèm theo dịch nhầy màu nâu thì mẹ cần liên hệ với bác sĩ nhanh chóng vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc dọa sảy thai sớm, rất nguy hiểm.

3. Thai ngoài tử cung

Nếu sau khi thụ thai, hợp tử không làm tổ tại niêm mạc tử cung mà lại làm tổ ở vòi trứng, ống dẫn trứng, buồng trứng,... thì đó gọi là trường hợp thai ngoài tử cung. Khi thai vỡ, máu sẽ chảy ồ ạt vào ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Dấu hiệu nhận biết là ra máu do thai ngoài tử cung thường ít, bầm đen và không đông lại.

4. Khám nội khoa

Sau khi khám thai, thao tác của bác sĩ hay y tá có thể khiến tử cung mẹ bị tổn thương gây ra chảy máu. Lượng máu thường ra không nhiều và sẽ tự hết trong vài ngày nên mẹ không cần lo lắng.

5. Viêm nhiễm âm đạo

Ra máu âm đạo khi mang thai nguyên nhân còn có thể do âm đạo và cổ tử cung của mẹ bị nhiễm trùng hoặc mẹ mắc những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Ngoài ra các trường hợp viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến ra máu âm đạo bất thường. Trường hợp này mẹ cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra ngay.

6. Bị tụ máu nhau thai

Tụ máu nhau thai thường là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai, xảy ra khi bánh nhau thai bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung thay vì gắn liền vào như bình thường. Hiện tượng này thường xảy ra với những thai phụ lớn tuổi. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, mẹ có thể bị sảy thai, thai chết lưu,... rất nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng mới mang thai vẫn bị hành kinh. Nếu mẹ ra máu kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, người mệt mỏi, kiệt sức,... thì hãy đến khám bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân chính xác mẹ nhé.

Xem thêm

Vào ngayFanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy