Mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh – Lợi bất cập hại

Nhiều người nghĩ thóp đầu chỉ có một phần duy nhất nhưng thực ra nó có đến 2 phần. Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh mà nhiều người thường áp dụng là đốt ngải, đắp thuốc vào thóp. Tuy nhiên, cách làm này có khoa học và hiệu quả hay làm hại bé nhiều hơn? Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Bệnh mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh là gì?
  • Cách chữa mở khoá đầu cho trẻ sơ sinh trong dân gian
  • Hiểu đúng về thóp đầu của trẻ
  • Đầu trẻ sơ sinh dài hay bẹp có sao không?

Mở khóa đầu cho trẻ sơ sinh là gì?

Dấu hiệu mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh là phần hộp sọ chỗ thóp có vết lõm sâu, giống như bị tách ra. Đây là hiện tượng được dân gian có truyền miệng từ lâu. Tuy nhiên thực chất, trong y văn không hề có căn bệnh nào được gọi là “mở khóa đầu”.

Hiện tượng mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh thực tế là rất phổ biến. Nó xảy ra khi xương sọ của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện trong thời gian thai kỳ. Ở nhiều trẻ, các đường khớp của xương sọ chưa khép hẳn tạo thành rãnh. Rãnh này kéo dài từ đường giữa 2 lông mày cho tới gáy, nhìn rõ. Tuy nhiên, khoảng cách sẽ mất dần khi trẻ lớn.

Ở nhiều trẻ, các đường khớp của xương sọ chưa khép hẳn tạo thành rãnh

Thông thường, bệnh về hộp sọ chỉ có hai loại:

  • Tật đầu nhỏ do bẩm sinh các khớp sọ đóng kín. Đó là vòng đầu của trẻ khi sinh ra nhỏ và không tăng vòng đầu như bình thường.
  • Đầu to, não úng thủy, vòng đầu to hơn bình thường, thóp rộng cũng thường là bẩm sinh.

Cách mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh trong dân gian

Khi thấy trẻ có các biểu hiện bỏ bú, ngủ li bì hay lơ mơ… nhiều người thân dùng cách chữa mở khoá đầu trẻ sơ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phổ biến nhất là dùng các loại lá thuốc như nhọ nồi, lá khế, hành khô, rau ngót để đắp lên vùng đầu, vùng trán và thóp của trẻ. Ở một số địa phương còn đốt lá ngải khô.

Khi trẻ bỗng nhiên bỏ bú, khóc dai, ngủ li bì, nhiều người chữa bằng cách mở khóa đầu

Tuy nhiên các phương pháp mở khóa đầu ở trẻ em kể trên đều gây hại rất nhiều cho bé. Cơ thể trẻ hiện còn khá non nớt, dễ bị tổn thương hoặc dị ứng. Vì thế nếu người nhà dùng các loại thuốc, lá đắp vào vùng da non nớt của trẻ sẽ dễ khiến trẻ bị bỏng hoặc dị ứng. Tệ hơn, trẻ có thể bị xuất huyết não, giãn tĩnh mạch. Thậm chí có bé tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cao.

Hiểu đúng về thóp đầu của trẻ

Nhiều người nghĩ thóp đầu chỉ có một phần duy nhất nhưng thực ra nó có đến 2 phần. Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Thóp của trẻ có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể. Thực tế là có nhiều bệnh ở trẻ em gây biến đổi thóp. Vì thế các bác sĩ coi thóp như nơi nhìn và xác định bệnh của trẻ. Thông thường, sau sinh từ 2-3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ. Về sau thóp đầu trẻ sẽ dần dần thu nhỏ, tháng 12-18 thì khép lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu thóp và khe xương không đóng và mở rộng ra theo tuổi thì đó là hiện tượng khác thường. Điều này có thể do chức năng của tuyến giáp trạng của bé kém. Các bé bị suy dinh dưỡng hay não to lên khác thường cũng dẫn đến hiện tượng này.

Hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi trẻ bỏ bú, ngủ nhiều, khóc dai dẳng hay lơ mơ…

Thóp sau của trẻ sơ sinh bị lõm là hiện tượng không hiếm thấy, xảy ra khi điểm mềm trên hộp sọ trở nên sâu hơn bình thường.

Thóp chính là những điểm mềm trên hộp sọ. Tác dụng của thóp và tạo cho hộp sọ sự linh hoạt cần thiết để trẻ có thể dễ dàng đi qua ngả âm đạo. Tính linh hoạt này sẽ cho phép não và hộp sọ của bé phát triển trong năm đầu đời. Thông thường thóp sẽ xuất hiện ở trên đỉnh đầu và phía sau đầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau 1 đến 2 tháng tuổi, các thóp này sẽ biến mất. Ở một vài bé, bạn có thể không bao giờ có thể cảm nhận hay nhìn thấy các thóp này. Hoặc cũng có trường hợp thóp mềm trên đỉnh đầu vẫn còn hiện diện cho đến khi bé được 7 – 19 tháng tuổi.

Đầu trẻ sơ sinh dài hay bẹp có sao không?

Cơ thể trẻ hiện còn khá non nớt, dễ bị tổn thương hoặc dị ứng

Tâm lý thông thường của các bậc cha mẹ sau thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày là mong cho em bé ra đời được khỏe mạnh với hình hài đầy đủ, bình thường. Tuy nhiên, có không ít trẻ sau khi lọt lòng lại có một chiếc đầu bị dài và to hơn một chút so với các em bé khác.

Hiện tượng đầu của trẻ sơ sinh bị dài ra trong quá trình sinh nở là do hộp sọ của trẻ bị biến đổi khi đi qua đường sinh ở tử cung của mẹ. Lúc này, đầu em bé còn rất mềm nên khi có những áp lực tương đối mạnh lên hộp sọ đã khiến cấu trúc xương tự thay đổi để con có thể dễ dàng chui lọt ra ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bỏ bú, ngủ nhiều, lơ mơ… có thể là triệu chứng của các bệnh lý thường gặp khác ở trẻ sơ sinh. Ví dụ như viêm phổi, viêm màng não, xuất huyết não… Để biết được nguyên nhân rõ ràng và có hướng điều trị cho trẻ, người nhà nên đưa trẻ đi thăm khám. Việc tự ý chữa bệnh bằng cách mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh chỉ lợi ít mà hại nhiều. Mẹ bỉm yêu thương bé tuyệt đối không nên thử áp dụng phương pháp phản khoa học này nhé.

Bài viết của

Hòa Đặng