Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ đi tướt mọc răng: Cảnh báo các loại thực phẩm mẹ không nên cho con ăn trong giai đoạn này

Việc cải thiện bữa ăn là một trong những mẹo chữa đi tướt hiệu quả cho bé. Cụ thể, nếu bé chưa ăn dặm thì bạn nên tăng cường bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để cho con bú. Nếu bé đang trong độ tuổi ăn dặm, bạn hãy nấu cho bé những món ăn loãng, nhừ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo chữa đi tướt mọc răng ở trẻ là điều chỉnh bữa ăn cho bé, tăng số cữ bú để bù nước, tránh cho trẻ ăn hoặc uống đồ lạnh. Những thông tin hữu ích này sẽ được chia sẻ qua bài viết ngay sau đây, bạn hãy cùng theo dõi nhé!

  • Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh
  • Trẻ đi tướt mọc răng là gì?
  • Những dấu hiệu trẻ đi tướt khi mọc răng
  • 4 mẹo chữa đi tướt mọc răng cho trẻ

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Câu hỏi: Cách để xác định và phân biệt được tình trạng trẻ đi tướt mọc răng hay tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng, hành sốt, đi tướt như thế nào? Có cách nào giúp trẻ bớt đau và khó chịu trong giai đoạn này không?

Trả lời:

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

– Trẻ bị tướt do mọc răng thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có mùi chua, không kèm nhầy, máu. Tình trạng này kéo dài không quá 4 ngày. Bên cạnh đó trẻ có thể sốt nhẹ dưới 38,5 độ C. chảy nước dãi, cho tay hoặc đồ vật vào miệng, không mệt lả, mất nước.

– Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn thì tình trạng này kéo dài 1 tuần hoặc hơn, phân lỏng, có mùi tanh hoặc chua, sủi bọt, có nhầy, đôi khi kèm cả máu. Ngoài ra trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc nhiều, không chịu ăn, không chịu chơi…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong giai đoạn bé đi tướt do mọc răng, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

– Trẻ đi tướt mọc răng nên ăn gì? Cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm tốt cho trẻ bị tiêu chảy như cà rốt, nước gạo rang…Tránh không cho trẻ ăn thực phẩm nhuận tràng như chuối, khoai lang, thanh long…

– Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho uống nước hoa quả. Đối với trẻ bú mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù đắp lượng nước đã mất.

– Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, không để trẻ cho tay hay đồ vật vào miệng, tránh nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hay thuốc cầm tiêu chảy khi không có chỉ định của bác sĩ.

– Nếu trẻ bị tiêu chảy dài ngày, sốt cao, có dấu hiệu mệt lả, mất nước thì mẹ nên cho bé đi khám để được điều trị kịp thời.

Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh

Theo Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường, quá trình mọc răng của trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ tháng thứ 6:

  • Trẻ sẽ mọc 4 răng sữa hàm dưới vào khoảng tháng thứ 6-9.
  • Mọc 4 răng sữa hàm trên vào khoảng tháng thứ 7-10.
  • Mọc 4 răng hàm thứ nhất vào khoảng tháng thứ 12-14
  • Mọc 4 răng nanh sữa vào khoảng tháng thứ 16-18.
  • Mọc 4 răng hàm thứ 2 vào khoảng tháng thứ 20-30.

Nhìn chung lịch mọc răng ở mỗi trẻ mỗi khác, có bé mọc sớm hơn, có bé mọc muộn hơn. Nếu bé nhà bạn mọc răng có vẻ hơi chậm một chút so với những trẻ khác thì cũng đừng lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ đi tướt mọc răng là gì?

Đi tướt khi mọc răng là tình trạng thường xảy ra ở mọi trẻ. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ trong giai đoạn mọc răng. Tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe, trẻ có thể đi tướt nhiều lần trong ngày. Số lượng đi tướt có thể từ 2 đến 3 lần đối với trẻ có sức khỏe bình thường. Đối với trẻ có sức khỏe yếu, số lần đi tướt có thể lên đến 5 – 7 trong ngày.

Đi tướt khi mọc răng là tình trạng thường xảy ra ở  trẻ

Tình trạng đi tướt khi mọc răng ở trẻ không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn cần biết được những mẹo chữa đi tướt mọc răng để chăm sóc bé tốt nhất và ngăn ngừa những biến chứng nặng hơn có thể xảy ra.

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng sữa có phải là dấu hiệu đáng lo?

Trẻ sốt mọc răng phải làm sao và cách nhận biết cho mẹ

Những dấu hiệu trẻ đi tướt khi mọc răng

Để xác định và phân biệt được tình trạng trẻ đi tướt mọc răng hay tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bạn cần tìm hiểu qua những dấu hiệu sau đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ bị tướt thường đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phân lỏng, có mùi chua và không kèm nhầy, máu. Tình trạng đi tướt không kéo dài quá 4 ngày.
  • Biểu hiện tướt do mọc răng còn kèm theo những triệu chứng khác như: chảy nước dãi, ngứa nướu, trẻ bị đi tướt và sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, sưng nướu, khó ngủ, quấy khóc…

Trẻ bị tướt thường đi ngoài nhiều lần trong ngày

Đối với tình trạng tiêu chảy, bé thường sẽ sốt cao trên 39 độ C. Tình trạng có thể kéo dài đến 1 tuần hoặc lâu hơn. Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có mùi tanh, trẻ sơ sinh đi tướt sủi bọt, có nhầy hoặc có khi kèm cả máu. Khi trẻ có những biểu hiện này, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Vì chúng không phải là dấu hiệu tướt do mọc răng.

4 mẹo chữa đi tướt mọc răng cho trẻ

Để bé nhanh hồi phục và không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, bạn hãy áp dụng những mẹo chữa đi tướt mọc răng như sau:

1. Cải thiện bữa ăn cho trẻ

Việc cải thiện bữa ăn là một trong những mẹo chữa đi tướt hiệu quả cho bé. Cụ thể, nếu bé chưa ăn dặm thì bạn nên tăng cường bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để cho con bú. Nếu bé đang trong độ tuổi ăn dặm, bạn hãy nấu cho bé những món ăn loãng, nhừ. Đó có thể là những món ăn như cháo, bột, sữa tươi, sữa chua có thành phần yến mạch. Những món ăn chứa nhiều protein, canxi như trứng, thịt bò, thịt heo, cá cũng lựa chọn tốt dành cho bé. Những món ăn này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé thông qua những thực phẩm như: cải bó xôi, súp lơ, khoai tây, cải chíp…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cải thiện bữa ăn là một trong những mẹo chữa đi tướt hiệu quả cho bé

Bạn có thể chưa biết:

Gợi ý cho mẹ bỉm sữa 2 cách giúp bé yêu mọc răng không sốt và không đau

Trẻ mọc răng sớm từ 3 tháng tuổi có nguy hiểm không? Bố mẹ cần phải làm gì?

2. Tăng cường số lần cho bé bú

Tình trạng đi ngoài nhiều lần sẽ khiến trẻ bị mất nước. Do đó, bạn cần cho trẻ uống nhiều nước và bú sữa nhiều hơn để bù đắp lượng nước đã mất. Đặc biệt, sữa mẹ có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Do đó, việc cho trẻ bú nhiều hơn bình thường chính là một trong những mẹo chữa đi tướt mọc răng hiệu quả.

3. Cho trẻ uống nước dừa

Cho bé uống nước dừa cũng là một mẹo chữa đi tướt khi trẻ mọc răng khác mà các mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua. Để tăng điện giải, bạn có thể cho một ít muối vào nước dừa và cho bé uống. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cho bé uống không quá 2 quả dừa 1 ngày và tốt nhất nên uống vào buổi sáng.

4. Kiêng thực phẩm lạnh

Trong thời gian bé bị tướt do mọc răng, bạn tránh cho trẻ ăn hoặc uống đồ lạnh. Bạn cũng không nên dùng khăn lạnh hoặc đá chườm lên nướu cho bé. Ngoài ra, nếu trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ thì bạn cũng cần kiêng ăn những thực phẩm lạnh, nhiều đường, chất kích thích, đồ uống có ga…

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn 4 mẹo chữa đi tướt mọc răng cùng những biểu hiện của tình trạng này. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình chăm sóc trẻ!

Nguồn thông tin: Bé ngừng mọc răng có bất thường – VnExpress

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nghi Hải