Mẹ bị sốt có cho con bú được không, khi nào thì nên dừng cho con bú?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bị sốt có cho con bú được không, khi nào thì nên dừng cho con bú? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về việc cho bé bú khi đang bị ốm.

Mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, không ít mẹ bỉm sữa có lần bị sốt siêu vi, cảm cúm, viêm họng, ... đều có thể khiến mẹ dễ bị sốt.

Lúc này hầu hết các mẹ đều cảm thấy lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhất là các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi với sức đề kháng còn rất non yếu.

Theo bác sĩ Võ Thị Đem của bệnh viện Từ Dũ, sốt do nhiễm siêu vi sẽ hết từ 5-7 ngày. Mẹ nên đi khám và nói với bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp đối với phụ nữ đang cho con bú để tránh ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Ngoài ra mẹ vẫn hoàn toàn có thể cho con bú như bình thường, Tuy nhiên khi chăm sóc bé trong thời gian bị bệnh, người mẹ phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch khi ôm bé.

Mẹ bị sốt có cho con bú được không - Trường hợp nào mẹ vẫn cho con ăn sữa mẹ được?

Theo các chuyên gia, các bệnh dưới đây nằm trong vùng an toàn nếu mẹ mắc vẫn có thể cho con bú bình thường:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chlamydia
  • Cảm lạnh, cúm, sốt hoặc đau họng
  • Ngộ độc thực phẩm: Các sinh vật gây ngộ độc thực phẩm không truyền qua sữa mẹ. Tiếp tục cho con bú và uống nhiều chất lỏng để mẹ không bị mất nước.
  • Viêm dạ dày ruột: Bạn có thể tiếp tục cho con bú ngay cả khi bạn đang có các triệu chứng của vi rút dạ dày, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc nôn ói. Lưu ý, bạn cần rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và thực hiện các bước để tránh lây lan vi trùng cho trẻ.
  • Bệnh lậu
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B: Con bạn nên tiêm một liều globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) và mũi đầu tiên trong ba mũi vắc xin viêm gan B ngay sau khi sinh.
  • HPV (vi rút u nhú ở người)
  • Thiếu máu do thiếu sắt: Uống bổ sung sắt trong khi cho con bú sẽ không gây hại cho con bạn.
  • Bệnh Lyme: Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho trẻ bú để đảm bảo rằng thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Viêm vú: Tình trạng sưng đau ở vú này không gây nguy hiểm gì cho con bạn. Cho con bú thường xuyên hoặc hút sữa để làm trống hoàn toàn bầu vú có thể giúp bạn phục hồi sớm hơn.
  • Virus West Nile: Cho con bú là an toàn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, một vài trường hợp lây truyền virus West Nile qua việc cho con bú sữa mẹ, nhưng không có trường hợp nào dẫn đến bị bệnh ở trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm Zika: Cho con bú là an toàn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus Zika trong sữa mẹ, nhưng không có báo cáo nào về trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh do nhiễm virus Zika khi bú mẹ.

Khi nào mẹ nên dừng cho con bú?

Hầu hết các trường hợp cúm thông thường, người mẹ vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, nếu mẹ bị một trong số các bệnh dưới đây thì cần dừng nuôi con bằng sữa mẹ và tham khảo ý kiến bác sĩ để không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé:

  • Mẹ bị nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch ở người – HIV (Lưu ý: khuyến nghị về việc cho con bú và HIV có thể khác nhau tùy mỗi quốc gia).
  • Phụ nữ bị nhiễm virus herpes gây ra vết loét trên vú. Không cho trẻ bú cho đến khi vết loét được chữa lành. Mẹ có thể cho con bú trực tiếp từ vú không bị ảnh hưởng nếu tổn thương trên vú bị ảnh hưởng được che phủ hoàn toàn để tránh lây truyền.
  • Mẹ bị viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, vẫn có thể an toàn khi cho trẻ bú mẹ nếu trẻ được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 48 giờ sau khi sinh.
  • Phụ nữ bị viêm gan siêu vi C và đầu vú của mẹ bị nứt hoặc chảy máu.
  • Mẹ nghi ngờ hoặc xác nhận mắc bệnh do vi-rút Ebola
  • Người mẹ bị thủy đậu với sang thương ngoài da đã phát triển trong vòng 5 ngày trước khi sinh đến 2 ngày sau khi sinh. Cần cách ly mẹ và trẻ sơ sinh tạm thời để tránh lây truyền, trong thời gian đó mẹ có thể vắt sữa cho trẻ.

Ngoài ra, nếu người mẹ uống thuốc kháng sinh (nhóm thuốc được khuyến cáo không sử dụng với phụ nữ đang cho con bú) và phải điều trị bằng các loại thuốc có thể tiết qua sữa mẹ và gây hại cho trẻ như thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc trị ung thư và thuốc điều trị các bệnh lý miễn dịch. Cần tham khảo ý kiến Bác sĩ để được tư vấn về vấn đề này.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương