Mẹ bầu bị cảm phải làm sao là thắc mắc của nhiều mẹ gặp phải vì không thể uống thuốc. Mẹ bầu cần biết rõ triệu chứng và nguyên nhân chính xác để có hướng điều trị hợp lí.
- Các triệu chứng cảm lạnh mẹ cần biết
- Mẹ bầu bị cảm phải làm sao?
- Các loại thuốc mẹ bầu có thể dùng khi đang mang thai
- Mẹ bầu bị cảm phải làm sao? Các lưu ý trị cảm mẹ bầu nên nhớ
Mẹ bầu bị cảm cúm thường do virus gây ra với triệu chứng là ngạt mũi, có chất nhầy trong, sốt nhẹ, không đau họng, không có đờm nếu bình thường mẹ chăm sóc cơ thể tốt. Có hai cách để trị bệnh cảm cúm của mẹ bầu:
- Uống nhiều nước ấm và nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể tự phục hồi.
- Dùng thuốc để điều trị các triệu chứng
Nhưng nếu mẹ vẫn bị ho, đau họng, có chất nhầy màu vàng hoặc xanh, đờm đặc và dính là biểu hiện cho thấy mẹ đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu các triệu chứng này không giảm bớt, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức trước khi bệnh phát triển nặng hơn.
Có thể bạn chưa biết:
Bà bầu bị cảm cần làm gì để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Các triệu chứng cảm lạnh mẹ cần biết
- Cảm lạnh thông thường: Kiểu này không ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ sơ sinh, không ảnh hưởng đến khuyết tật thai nhi. Triệu chứng này sẽ biến mất nếu mẹ chăm sóc bản thân đúng cách. Nhưng nếu mẹ chủ quan, không chăm sóc mình thì bệnh sẽ trở nặng do bị nhiễm trùng (sốt cao). Điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi vì khi ho tử cung của mẹ sẽ co thắt. Đặc biệt là các bà mẹ đang mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ có nguy cơ sảy thai.
- Cảm cúm, sốt cao: Mẹ có thể bị nôn mửa, chán ăn hoặc không thể ăn được. Thai nhi không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Về lâu dài có thể gây ra sự chậm phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Mẹ hoàn toàn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi mang thai vì mẹ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin chỉ bảo vệ mẹ khỏi một số bệnh cảm cúm nhất định, phần lớn phải phụ thuộc vào sức đề kháng của mẹ. Nguy cơ bị cảm lạnh và các biến chứng khác như nhiễm trùng phổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và bé.
Mẹ bầu bị cảm phải làm sao?
Mẹ bầu bị cảm nên làm gì? Trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ nên nhận ra các triệu chứng của bệnh cúm. Nếu chỉ là cảm lạnh thông thường mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, ăn thực phẩm có trái cây và rau quả. Đồng thời, bổ sung cho cơ thể lượng vitamin, khoáng chất, carbohydrate và chất béo phù hợp. Ngoài ra, mẹ nên uống nước ấm để cơ thể cải thiện trong vòng một tuần. Nếu mẹ cảm thấy người mệt mỏi và sốt cao, mẹ nên gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Trung tâm Nuôi con bằng sữa mẹ của Thái Lan đề xuất các thuốc chữa cảm cúm mà mẹ có thể áp dụng khi cho con bú, chẳng hạn như:
- Chlorpheniramin (chlorpheniramine): Một loại thuốc giảm chất nhầy nhưng sẽ khiến mẹ buồn ngủ.
- Actifed: Chứa chất thông mũi kết hợp với thuốc làm thông mũi (pseudoephedrine) có thể gây buồn ngủ. Mẹ sử dụng thuốc này nếu có đờm dính cổ họng. Một số mẹ nhạy cảm với thành phần của thuốc nên phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, pseudoephedrine có thể ngăn chặn đáng kể việc sản xuất sữa, làm sữa ra ít hơn. Mẹ hãy quan sát các triệu chứng. Nếu sữa cho con bú bị giảm, mẹ nên ngừng uống thuốc.
- Paracetamol (paracetamol): Dùng để hạ sốt, không ảnh hưởng đến trẻ em
- Dextromethorphan: Thuốc ho không ảnh hưởng đến con.
Mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ khi uống thuốc cảm cúm, không nên tự ý mua thuốc. Có một số loại thuốc có tác dụng phụ, mẹ nên uống thuốc sau khi cho trẻ bú mẹ xong hoàn toàn hoặc trong thời gian con đang ngủ. Việc này giúp giảm nồng độ thuốc trong máu và trong sữa mẹ khi cho con bú. Ngoài ra, khi bị cảm hay sốt, mẹ nên đeo khẩu trang bảo vệ khi cho con bú.
Các loại thuốc mẹ bầu có thể dùng khi đang mang thai
Bà bầu bị cảm cúm thì uống thuốc gì?
Thuốc giảm đau
Chẳng hạn như đau đầu và hạ sốt, có thể dùng paracetamol hoặc acetaminophen. Cần có sự tư vấn của bác sĩ trong trường hợp này
Thuốc giảm chất nhầy
Chlorpheniramine (Chlorphenniramine) là thuốc thông mũi, giảm chất nhầy và không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc này mẹ sẽ dễ bị buồn ngủ. Sau khi dùng thuốc, mẹ nên nghỉ ngơi, không nên lái xe hoặc dùng đồ gia dụng bằng điện trong nhà.
Si-rô ho
Các loại siro ho có công dụng:
- Làm dịu cổ họng
- Giảm rát họng
- Giảm khô họng
- Giảm đau họng
- Giảm ho
Loại thuốc này có tác dụng tức thời. Mẹ có thể sử dụng khi mang thai.
Có thể bạn chưa biết:
Bà bầu bị trĩ phải làm sao để nhanh khỏi ngăn ngừa biến chứng xấu đến thai nhi?
Không được dùng kháng sinh, mẹ bầu phải làm gì khi bị cảm cúm?
Mẹ bầu bị cảm phải làm sao? Các lưu ý trị cảm mẹ bầu nên nhớ
Mẹ bầu bị cảm sổ mũi phải làm sao? Khi ốm, mẹ nên chọn loại thuốc phù hợp. Đồng thời, mẹ nên tìm hiểu kỹ càng trước khi sử dụng thuốc và chọn các loại thuốc an toàn. Để yên tâm hơn nếu mẹ ốm khi đang mang thai thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ kê đơn thuốc để mẹ sử dụng an toàn cho cả mẹ và con.
Nếu mẹ bị cảm cúm thông thường thì không ảnh hưởng trực tiếp đến con qua nhau thai. Nhưng nếu bệnh không được điều trị đúng cách, thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp. Chẳng hạn mẹ ho nhiều khi mang thai và không quan tâm đến các triệu chứng có thể dẫn đến bị nhiễm trùng và tăng nguy cơ sẩy thai. Hoặc mẹ biếng ăn do bệnh nên chất dinh dưỡng không được bổ sung đủ cho cơ thể. Về lâu về dài có thể khiến con chậm lớn trong bụng mẹ.
Quan trọng nhất là phải biết chăm sóc cơ thể của mình khi đang có thai. Mẹ nên bảo vệ mình khỏi bệnh tật và tránh tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc đến những nơi dễ bị lây nhiễm như: nhà hàng, quán cà phê,… Đồng thời mẹ nên ăn uống lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Điều này giúp mẹ ngừa cảm lạnh và tránh việc sử dụng thuốc kháng sinh.
Sau đây là một số loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho mẹ bầu tránh được các bệnh cảm vặt. Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, mẹ bầu có thể ăn những loại quả sau: bưởi, cam, ổi, kiwi, dâu tây… Các trái cây này sẽ giúp người phụ nữ mang thai có một cơ thể khỏe mạnh và một làn da đẹp. Tỏi là một gia vị truyền thống trong các bữa ăn của người việt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt với bà bầu. Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, giúp tiêu hóa tốt và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, một số thực phẩm lên men khác có tác dụng tương tự là dưa cải bắp tươi, miso, bánh mì bột chua cũng có khả năng chữa cảm lạnh cho bà bầu hiệu quả. Hy vọng các thông tin trên giúp mẹ bầu có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai của mình.
Theo theAsianparent Thái Lan
Xem thêm:
- Mẹ bầu bị ho có đờm – 4 cách hiệu quả giúp mẹ chóng khỏi bệnh
- Khi cảm lạnh mẹ bầu cần lưu ý những điều này nếu không muốn thai nhi bị dị tật
- Mẹ bầu bị hen phế quản – Thai nhi liệu có bị ảnh hưởng không?