Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn sẽ khiến nhiều bà mẹ cảm thấy sợ hãi và hoang mang. Tuy nhiên đây là hiện tượng khá phổ biến và không khó để xử lý.
Có nhiều nguyên nhân khiến mắt trẻ sơ sinh bị ghèn mắt. Đại đa số các trường hợp đều nhẹ và mẹ có thể xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu tình trạng mắt bé ngày càng nặng, mẹ nên đưa bé đi thăm khám. Nếu để lâu, ngoài việc mất vệ sinh, tình trạng ghèn có thể làm giảm thị lực của bé.
Nguyên nhân mắt trẻ sơ sinh bị ghèn
Đa số trường hợp mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là do nhiễm trùng mắt thông thường. Tác nhân gây ra nhiễm trùng mắt ở trẻ là khá đa dạng.
Bị ghèn do dịch ối và máu chảy vào mắt lúc mới sinh
Trong quá trình sinh nở, nếu mắt trẻ tiếp xúc với dịch ối, trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn hay máu sẽ gây ra hiện tượng ghèn. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến.
Trẻ sơ sinh mắt bị ghèn do bị tắc tuyến lệ
Nghĩa là các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống mũi – lệ khi đi xuống mũi. Tắc tuyến lệ cũng có thể là do tuyến lệ trẻ bị viêm nhiễm. Từ đó, nước mắt không lưu thông từ mắt xuống mũi.
Nước mắt không không thể thoát ra nên đôi mắt của trẻ tràn ngập nước mắt. Theo học viện nhãn khoa Hoa Kỳ, gần 20% trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ. Thông thường, tình trạng tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi trong vòng 4-6 tháng.
Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do nhiễm khuẩn chlamydia.
Trẻ bị nhiễm trùng do tiếp xúc với vi khuẩn khi được sinh tại âm đạo thai phụ. Đó là lý do tất cả trẻ sơ sinh đều được nhỏ mắt hay tra thuốc mỡ mắt sau sinh khoảng 1 giờ. Thao tác này giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do nhiễm khuẩn.
Chlamydia là loại vi khuẩn khiến mắt trẻ đổ ghèn và có nguy cơ bị viêm kết mạc. Khi đó, mắt của trẻ sẽ bị đỏ, sưng mí. Bên cạnh đó, ghèn mắt dạng mủ khiến hai mắt của trẻ bị dính chặt lại với nhau. Nếu mẹ vệ sinh cho trẻ kém, lâu ngày cũng dẫn đến tình trạng viêm kết mạc.
Trẻ bị ghèn do các yếu tố khác
Do trẻ dùng tay bẩn chà xát lên mắt nên tạo ra nguy cơ mắt trẻ sơ sinh bị ghèn. Hoặc bụi bẩn bay vào mắt thì phản ứng bình thường của cơ thể sẽ tự động tạo ghèn ở mắt trẻ.
Cách xử lý khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn
Không ít trẻ bị ghèn nhiều và gặp khó khăn trong việc mở mắt. Khi đó mẹ cần vệ sinh mắt thường xuyên để tránh ghèn khô và đóng tảng. Mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh bị ghèn.
Mẹ chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào dung dịch nước ấm có pha ít muối rồi nhẹ nhàng lau mắt bé. Mẹ lau từ đầu mắt ra tới đuôi mắt của trẻ.
Mỗi ngày, mẹ thực hiện quy trình này khoảng 2-3 lần hoặc khi nào thấy mắt trẻ bị ghèn. Mẹ không nên tự ý nhỏ thuốc vào mắt trẻ khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Việc mẹ tự ý dùng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra mẹ cần chú ý chỉ lau một bên mắt có ghèn. Nếu hai mắt đều ghèn thì mỗi mắt dùng 1 phần bông lau ghèn khác nhau mẹ nhé.
Nếu trẻ bị tắc tuyến lệ, mẹ có thể matxa mắt cho bé. Cách matxa như sau, mẹ dùng đầu ngón tay út chạm nhẹ vào điểm nằm giữa đầu mắt và sườn mũi của bé.
Tiếp đó, day đầu ngón tay theo chiều kim đồng hồ rồi kéo ngón tay dọc sườn mũi xuống cánh mũi. Mẹ lặp lại động tác từ 1-2 phút cho mỗi bên. Mỗi ngày, mẹ matxa cho bé 3 lần.
Những lưu ý quan trọng khác
- Mẹ nên giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng ráo nhưng phải tránh bụi bẩn.
- Tuyệt đối không dùng khăn mặt của trẻ để vệ sinh các vùng cơ thể khác.
- Trước và sau khi lau mắt cho trẻ, mẹ nên rửa tay bằng xà phòng.
- Mẹ cũng nên lưu ý hạn chế đưa trẻ ra những nơi có gió lớn, ánh sáng mặt trời mạnh. Vì có có thể làm các triệu chứng tồi tệ hơn.
Chăm trẻ sơ sinh là một hành trình không hề đơn giản, mẹ phải trang bị cả kiến thức về phòng bệnh cho trẻ. Chăm sóc mắt trẻ bị ghèn là một trong những kiến thức cần thiết đó. Vì hiện tượng bệnh lí này rất thường hay xảy ra với trẻ.
Xem thêm
- Trẻ sơ sinh đau mắt có ghèn – Cách chăm sóc để con nhanh khỏi!
- Chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh (Epiphora). Nguyên nhân và phương pháp điều trị
- 6 kĩ năng chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần nhớ kĩ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!