Bầu 2 tháng – mẹ bầu sẽ có thêm nhiều hiện tượng cho thấy đang ở trong thai kỳ. Những điều dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng vượt qua các khó chịu trong giai đoạn đầu tiên này.
Nội dung bài viết:
- Lần khám thai dành cho mang thai tháng thứ 2 sẽ như thế nào?
- Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 2 sẽ như thế nào?
- Bầu 2 tháng: Mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề về sức khỏe gì?
Lần khám thai dành cho mang thai tháng thứ 2 sẽ như thế nào?
Nếu là lần khám thai đầu tiên, mẹ sẽ được kiểm tra sức khỏe và trao đổi về tiền sử bệnh tật với bác sĩ. Nhưng đến lần khám của tháng này, phần lớn các bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề sau:
- Cân nặng và huyết áp của mẹ bầu
- Kiểm tra lượng đường trong máu và xét nghiệm protein niệu trong nước tiểu
- Kiểm tra các hiện tượng sưng và suy giãn tĩnh mạch ở gót chân mẹ bầu
- Bác sĩ sẽ hỏi mẹ các hiện tượng bất thường khác (nếu có)
- Giải đáp mọi thắc mắc của mẹ bầu trong quá trình mang thai.
Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 2 sẽ như thế nào?
Các triệu chứng mẹ có thể gặp trong tháng này gồm một, hai hoặc nhiều hiện tượng đồng thời. Một số triệu chứng vẫn diễn ra nối tiếp từ tháng đầu tiên. Một số hiện tượng mới có thể xuất hiện. Mẹ bầu không cần quá lo lắng. Các biểu hiện này đều là những điều tất yếu bởi quá trình mang thai của mẹ bầu chứ không phải là hiện tượng bất thường.
Những thay đổi về mặt thể chất
- Mệt mỏi và ngủ nhiều hơn
- Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên
- Buồn nôn có thể đi kèm với nôn ọe và nước bọt trong miệng cũng nhiều lên
- Táo bón
- Rát bụng, khó tiêu hoặc chướng bụng, đầy hơi
- Chán ăn nhưng cũng có nhiều mẹ lại thấy đói nhanh và thường xuyên hơn
- Bầu vú căng tức. Kích cỡ ngực cũng tăng lên. Đầu ti to hơn và có mầu sẫm nhiều lên trông thấy. Một số mẹ còn nổi rõ các mạch máu màu xanh bên dưới vùng da của bầu ngực
- Đau đầu, cảm giác gần giống như chóng mặt vì uống thuốc tránh thai
- Chóng mặt, sây sẩm thường xuyên hơn
- Cảm thấy khó chịu và căng tức vùng eo. Bụng có thể căng lên do bị táo bón.
Những thay đổi về tâm trạng
- Cảm xúc thay đổi thất thường như khi bị hành kinh, chẳng hạn như nhạy cảm, dễ chảy nước mắt, tức giận và khó chịu với những điều nhỏ nhặt, …
- Tâm trạng pha trộn giữa lo lắng, sợ hãi, hồi hộp và hạnh phúc.
Bầu 2 tháng: Mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề về sức khỏe gì?
Sự thay đổi của quá trình tuần hoàn máu
Vào tháng thứ 2, khi thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận cơ thể, lượng máu mà cơ thể mẹ cần sản xuất sẽ phải tăng lên gấp nhiều lần. Mạch máu giãn ra để giúp ích cho quá trình này được hiệu quả hơn. Do đó, mẹ bầu sẽ thấy vùng da ở bụng, bầu vú, chân nổi rõ các mạch máu màu xanh.
Tuy nhiên cũng có nhiều mẹ gặp nguy cơ suy giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai. Để phòng tránh điều này mẹ cần chú ý kĩ về những vấn đề sau:
- Không để cân nặng tăng quá nhanh.
- Tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu. Nếu phải làm việc văn phòng hay các công việc yêu cầu ngồi lâu, mẹ đừng quên để chân cao cùng tầm với hông.
- Không được mang vác các đồ vật quá nặng.
- Hạn chế để xảy ra tình trạng táo bón.
- Tránh mặc quần áo quá bó hoặc đi tất giấy bó sát vào chân.
- Chịu khó đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng thường xuyên (nếu có thể hãy đi bộ từ 20-30 phút/ngày).
- Bổ sung vitamin C đầy đủ. Đây là một trong các cách giúp cho thành mách máu trở nên chắc khỏe và dẻo dai hơn.
Vấn đề da dẻ và làm đẹp ở tháng thứ 2 của thai kỳ
Với nhiều mẹ, từ tháng này trở đi, mẹ bầu có thể gặp phải hiện tượng da bắt đầu sẫm màu, khô hơn và rạn nứt nhẹ.
Những nguy cơ này không thể biến mất hoàn toàn mà chỉ có thể giảm thiểu nếu các mẹ thực hiện được thường xuyên những điều dưới đây:
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho da.
- Uống nhiều nước sạch vào ban ngày (nếu mẹ mất ngủ vào ban đêm thì hạn chế uống nước sau bữa tối và uống thật nhiều nước khi còn thức sẽ tốt hơn).
- Rửa mặt sạch sẽ và chọn loại kem dưỡng da không quá đặc để tránh bít lỗ chân lông.
- Tư vấn với bác sĩ để được bổ sung thêm vitamin B6 nhằm giúp giảm bớt quá trình rạn nứt da.
Rất nhiều mẹ bầu có thể bị khô da, cùng với đó là hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu. Mẹ hãy sử dụng các loại kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cho làn da sau mỗi lần tắm. Lựa chọn loại sữa tắm phù hợp cũng sẽ giúp cải thiện được điều này.
Vòng eo tròn đầy hơn
Bầu 2 tháng, tử cung của mẹ cũng sẽ bắt đầu to dần lên. Do đó, không phải là điều lạ khi mẹ cảm thấy vùng eo đầy đặn hơn.
Một số mẹ vì hiện tượng chướng bụng, đầy hơi cũng dễ khiến cho mẹ cảm thấy căng tức ở vùng eo. Với những mẹ vòng eo tăng lên quá nhanh thì nên kiểm tra cân nặng kĩ càng. Có thể mẹ đã ăn quá mức cần thiết khiến cho cân nặng tăng nhanh. Ở tháng thứ 2 này, tốt nhất là mẹ không nên để cơ thể tăng lên quá 1 kg.
Cảm giác thèm và chán ăn
Phần lớn khi mang bầu 2 tháng, sự thay đổi về khẩu vị của mẹ bầu cũng thể hiện rõ rệt hơn. 70-90% mẹ bầu sẽ có cảm giác thèm ăn một món nào đó nhiều hơn các món khác. Đồng thời 50-85% các mẹ lại ngán ăn (thậm chí là sợ hãi) khi phải ăn một món nào đó.
Trên thực tế, khoa học cũng chưa giải thích được rõ ràng về hiện tượng chỉ xuất hiện trong thai kỳ đầu tiên mà thôi.
Với các mẹ thèm ăn, một trong những điều quan trọng là mẹ phải chú ý xem món ăn đó có nguy hiểm tới sức khỏe của thai nhi hay không. Nếu đó là đồ ăn dinh dưỡng, mẹ hãy cứ ăn theo nhu cầu của mình. Ngược lại, với món ăn không hề tốt cho thai nhi, mẹ hãy cố gắng lựa chọn loại thức ăn tương tự để thay thế.
Cảm giác thèm và chán ăn sẽ giảm dần và hầu như biến mất khi đến tháng thứ 4 của thai kỳ.
Đảm bảo sự an toàn trước mọi tai nạn
Các mẹ bầu thường có nguy cơ dễ bị tai nạn hơn người bình thường, đặc biệt là khi mang thai tháng thứ 2. Một khi điều đó xảy ra thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Dù tai nạn là điều không ai có thể đoán trước nhưng mẹ bầu hoàn toàn có thể phòng tránh và bảo vệ mình bằng việc cẩn trọng hơn trong đời sống hàng ngày.
- Luôn ghi nhớ là mẹ đang mang thai. Do đó, mẹ không nên làm mọi việc như trước khi có bầu. Lúc này khả năng giữ thăng bằng của mẹ sẽ kém đi, dễ trơn ngã hơn. Do đó hãy cẩn trọng trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Nhẹ nhàng, từ từ là điều cần thiết khi mang thai.
- Hãy đảm bảo là mẹ đội mũ bảo hiểm và đi xe máy với tốc độ vừa phải.
- Tránh kiễng chân, với tay lấy đồ trên cao.
- Không đi giày cao gót. Chọn loại giầy có độ cao vừa phải, dễ đi, thoải mái.
- Chú ý đừng để đồ đạc bừa bãi trên lối đi trong nhà, đặc biệt là khu vực cầu thang.
- Cần làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đừng cố gắng quá sức mà ảnh hưởng tới cả mẹ và bé yêu trong bụng.
Theo The Asianparent Thái Lan.