Mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa? Điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ. Chiều cao cũng như thói quen vận động của mẹ bầu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến vòng bụng… Ở cuối tuần thứ 8, thai nhỉ chỉ có kích thước bằng một hạt đậu đỏ.
- Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 2
- Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8
- Mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa?
- Dinh dưỡng cho mẹ ở tháng thứ 2
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 2
Tháng thứ 2 của thai kỳ được lấy mốc từ tuần thai thứ 5 đến hết tuần thai thứ 8. Bước sang giai đoạn này, thai nhi phát triển nhanh chóng với một tốc độ đáng kinh ngạc.
Từ một chấm nhỏ li ti với kích thước thai chỉ tương đương như một hạt vừng khi siêu âm, mẹ đã có thể dễ dàng nhìn thấy hình hài rõ nét của con đang lớn lên từng ngày trong bụng.
Tuần thứ 5
Với kích thước khoảng 3.3m, lúc này thai nhi tương đương với một hạt táo. Đây cũng là thời điểm mà các bộ phận quan trọng trên cơ thể bé bắt đầu hình thành.
- Thai nhi 2 tháng phát triển thế nào?
Tuần thứ 6
Sang tuần thai thứ 6, con đã lớn gấp đôi với kích thước bằng một hạt đậu lăng và dài khoảng 6,35cm. Ngoài các bộ phận như tai, mũi, miệng đang dần hoàn thiện, trái tim của bé đã có những nhịp đập đầu tiên và mẹ đã có thể nghe thấy tim thai qua thiết bị siêu âm.
Tuần thứ 7
Cứ qua 1 tuần thai, kích thước của thai nhi lại tăng lên gấp đôi. Ở tuần thứ 7, hai bán cầu não đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng. Ruột thừa và tuyến tụy cũng dần xuất hiện.
Tuần thứ 8
Kết thúc tháng thứ 2 ở tuần thứ 8, các bộ phận trên cơ thể thai nhi vẫn tiếp tục được hình thành và hoàn thiện. Đây cũng là một mốc khám thai quan trọng và các mẹ bầu có thể nhìn thấy hình ảnh của con lúc này với kích thước bằng một hạt đậu đỏ.
Những biến đổi cơ thể mẹ bầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8
Mang trong mình một sinh linh bé bỏng, cơ thể mẹ dĩ nhiên phải trải qua nhiều thay đổi lớn. Tuy nhiên, thể trạng mỗi người lại thích ứng với việc mang thai theo cách riêng và mỗi lần mang thai cơ thể cũng có những thay đổi khác nhau.
Từ tuần thai thứ 5 đến tuần thai thứ 8, ngoại hình của mẹ chưa có nhiều khác biệt nhưng sự thay đổi bên trong cơ thể diễn ra khá mạnh mẽ.
- Cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi
Ngoài việc phải đối mặt với các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi và cả tụt cân do những cơn ốm nghén gây ra, các chị em cũng sẽ cảm thấy ngực đau, cương cứng và to lên so với trước nên khá khó chịu trong những chiếc áo ngực cũ.
Cùng với đó là những thay đổi khác thường về cảm xúc, các hormone cũng tăng vọt, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Lượng máu trong cơ thể cũng tăng và trái tim phải làm việc liên tục để bơm máu nhiều hơn 50% so với bình thường để cung cấp cho em bé đang lớn lên từng ngày trong bụng mẹ.
Cũng trong tuần thai cuối của tháng thứ 2, một số mẹ đã có thể cảm thấy kích thước vòng bụng thay đổi, bụng lớn hơn một chút và những chiếc quần bình thường khá chật chội.
Ngoài ra, các mẹ có thể sẽ gặp phải hiện tượng chóng mặt, đi tiểu thường xuyên do tăng khối lượng máu khiến giãn tĩnh mạch hoặc gây chảy máu cam.
Mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa?
Thai nhi ở tháng thứ 2 đã thay đổi nhanh chóng như vậy đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ bầu cũng có những thay đổi nhất định. Vậy mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa? Các chị em nên biết rằng, kích thước vòng 2 khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Cơ địa của mẹ là yếu tố quyết định mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa
Thực tế là mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa còn phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ. Chiều cao cũng như thói quen vận động của mẹ bầu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến vòng bụng.
Những mẹ có dáng người cao ráo, thon gọn, lưng dài thì thể tích bụng lớn nên thai nhi không bị đẩy về phía trước và bụng bầu sẽ nhỏ hơn, không lộ nhiều. Mẹ bầu thường xuyên tập thể dục cũng có bụng nhỏ hơn bởi cơ vòng bụng không bị nhão và chảy xuống.
- Kích thước vòng bụng còn tùy thuộc nhiều yếu tố
Ngược lại những chị em có tạng người thấp, tròn trịa thì ngay từ những tháng đầu của thai kỳ đã có thể thấy bụng bầu nhô lên. Những mẹ có lớp mỡ bụng dày cộng thêm sự phát triển của thai nhi cũng thường hay lộ bụng sớm hơn.
Mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa: Lượng nước ối cũng góp phần ảnh hưởng
Khi mang thai, lượng nước ối trong cơ thể mẹ cũng ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu. Vì vậy, thể tích nước ối tăng đều đặn theo tuần thai thì thai nhi cũng được bảo vệ an toàn và kích cỡ bụng bầu của mẹ cũng tăng theo.
Lượng nước ối ít hơn theo tiêu chuẩn không chỉ khiến bụng bầu nhỏ hơn so với tuần thai mà nguy cơ thai nhi bị nhiễm trùng cũng tăng lên.
Số lần mang thai
Mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa còn phụ thuộc cả vào số lần mang thai của các mẹ. Thông thường những người mang thai lần đầu bụng sẽ gọn.
Trải qua một lần sinh nở, tử cung bị giãn, các cơ ở bụng cũng lỏng lẻo hơn nên ở những lần mang thai tiếp theo, có thể từ tháng thứ 2 đã có thể nhìn thấy bụng một số mẹ lùm lùm rồi.
Mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa – Vị trí của thai nhi trong tử cung
Ngoài các yếu tố do người mẹ, các chị em cũng cần biết rằng mang thai tháng thứ 2 bụng đã to chưa còn do vị trí của thai nhi trong tử cung nữa đấy. Nếu thai nhi nằm quay về phía bụng mẹ, đầu và mặt đối diện với lưng thì kích cỡ vòng bụng của mẹ cũng to tròn và sớm thấy.
Nếu con nằm quay mặt về trước, lưng dựa vào phía lưng mẹ thì bụng bầu cũng nhỏ hơn và có xu hướng tụt về phía dưới.
Dinh dưỡng cho mẹ ở tháng thứ 2
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park khuyên mẹ duy trì chế độ ăn uống đa dạng, bổ sung đủ các nhóm chất, trong đó chú trọng bổ sung các chất sau:
- Sắt: để đảm bảo nguồn cung cấp oxy cho cả mẹ và thai nhi, giúp đẩy lùi các triệu chứng ốm nghén và mệt mỏi. Sắt có nhiều trong thịt, cá, hải sản, rau lá xanh đậm, ngũ cốc…
- Axit folic: giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nguồn axit folic dồi dào có thể kể đến là rau xanh, hoa quả, ngũ cốc…
- Canxi: có trong sữa, phô mai, trứng, cá…
- Vitamin D giúp hấp thụ canxi
- Chất đạm, chất béo, chất xơ.