Thắc mắc nước tiểu vàng đậm khi mang thai tháng cuối

Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu, song hầu hết các nguyên nhân này đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên, mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm có thể do nhiều nguyên nhân, song hầu hết các nguyên nhân này đều không nghiêm trọng.

  • Nguyên nhân mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm
  • Mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm – Những dấu hiệu nguy hiểm của thai kỳ
  • Nước tiểu màu vàng đậm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Mẹ bầu nên làm gì khi gặp phải hiện tượng này?
  • Mang thai 3 tháng cuối nên kiêng gì?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Nguyên nhân mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm

Nguyên nhân nước tiểu đổi màu vàng đậm ở thai phụ? Bà bầu đi tiểu màu vàng trong tháng cuối thai kỳ đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe, trong đó thường gặp nhất là:

  • Cơ thể mẹ bầu bị thiếu nước
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Ăn quá nhiều các thực phẩm có màu cam
  • Viêm gan C
(Nguồn ảnh: Freepik)

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Khi mang thai, màu sắc nước tiểu sẽ thay đổi khá nhiều. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm và đặc, đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất nước.

Mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm – Những dấu hiệu nguy hiểm của thai kỳ

Những nguyên nhân như cơ thể thiếu nước hay ăn thực phẩm có màu vàng, da cam, … khiến nước tiểu đổi màu là điều hết sức bình thường với thai phụ. Mẹ bầu chỉ cần chú ý thêm về chế độ ăn uống, dinh dưỡng là có thể cải thiện được điều này.

Nước tiểu của phụ nữ có thai có màu gì? Nếu nước tiểu vàng khi mang thai, chứng tỏ mẹ bầu có nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm gan… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó mẹ bầu cần kết hợp theo dõi các dấu hiệu sau:

  • Táo bón
  • Mệt mỏi
  • Khát nước
  • Khô miệng và môi
  • Chóng mặt hoặc yếu
  • Khó nuốt thức ăn khô
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Đau hoặc áp lực trong bụng
  • Nước tiểu đục, sẫm màu hoặc xuất hiện máu
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Vàng da
  • Ngứa da
  • Đau khớp
  • Chán ăn
(Nguồn ảnh: Unsplash)

Nước tiểu màu vàng đậm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nước tiểu màu vàng đậm khi mang thai vào tháng cuối có thể do mẹ bầu thiếu nước, dẫn tới ít hoặc thiếu nước ối. Điều này khá nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi:

  • Trong những tháng đầu: Thiếu nước ối sẽ dễ dẫn tới nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
  • Trong những tháng cuối tháng kỳ: Tình trạng nước ối ít khiến bé khó xoay đầu, dẫn tới tình trạng ngôi thai ngược khi sinh.

Đặc biệt, nếu để thiếu nước ối dẫn tới vỡ ối sớm có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ cần chú ý và thường xuyên kiểm tra sức khỏe nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu nên làm gì khi gặp phải hiện tượng này?

Với những nguyên nhân nước tiểu bà bầu có màu vàng đậm do bệnh lý, mẹ bầu cần được đi khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh, giúp giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Còn với mẹ bầu bị thiếu nước, bạn cần nhanh chóng thay đổi thói quen uống nước và chế độ dinh dưỡng nhằm bù lại lượng nước bị thiếu theo các cách sau:

  • Trong thời gian đầu của thai kỳ, bà bầu cần phải uống nước nhiều hơn bình thường, trung bình mỗi ngày từ 1,8 lít đến 2 lít nước
  • Đến cuối thai kỳ thì nên tăng từ khoảng 2,0 đến 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Cách uống để hiệu quả nhất là cứ cách 2 giờ uống một ly, uống từ 7 đến 8 lần trong một ngày
(Nguồn ảnh: Unsplash)

Các nghiên cứu cho thấy, nếu không uống đủ nước có thể làm tăng nguy cơ thai ngược, dây rốn bị quấn cổ và tăng nồng độ của phân tử trong chất lỏng. Ngoài ra, uống nước sẽ giúp mẹ bầu hạn chế chứng trữ nước, giúp mẹ bầu giảm phù nề vào tháng cuối.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài nước lọc, mẹ bầu cần bổ sung thêm các loại nước có khả năng cung cấp vitamin và khoáng chất bổ dưỡng khác như sữa, nước dừa, mía ép, các loại sinh tố hoa quả, nước dừa…

Kết luận

Theo bác sĩ Nam, nhằm điều trị hiện tượng nước tiểu màu vàng đậm và đặc, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ nước, ít nhất 1,5- 2l/ngày, có thể cân nhắc một số loại nước bù khoáng và điện giải. Mẹ bầu cũng nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm cung cấp sức đề kháng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở mẹ. Nếu màu nước tiểu chuyển màu đỏ như máu, mẹ cảm thấy tiểu rát buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu đục, đây là những biểu hiện của tình trạng xuất huyết đường tiết niệu, nhiễm trùng tiểu, nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trên đây là một số lưu ý về vấn đề mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm, hy vọng giải đáp được thắc mắc của các mẹ nhé.

Bài viết của

Minh Hương