Điều kiện mang thai hộ ở Việt Nam: Người mang thai hộ phải đạt được những tiêu chí này!

Mang thai hộ ở Việt Nam vì lợi ích vật chất là khi người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và hưởng lợi từ “giao dịch” đó. Luật hôn nhân và gia đình nghiêm cấm hình thức này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai hộ ở Việt Nam không còn là một vấn đề xa lạ với các cặp vợ chồng khó khăn trong việc có con. Nhưng để thực sự làm được điều này, vợ chồng cần có hiểu biết nhất định về các vấn đề sau:

  • Mang thai hộ ở Việt Nam – những hiểu biết nền tảng
  • Điều kiện mang thai hộ ở Việt Nam
  • Thủ tục mang thai hộ ở Việt Nam

Mang thai hộ ở Việt Nam – những hiểu biết nền tảng

Mang thai hộ là gì và liệu có hợp pháp tại Việt Nam hay không, chính là thắc mắc của nhiều cặp vợ chồng hiện nay. Trước khi có Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi, khái niệm “mang thai hộ” dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “đẻ thuê” nhưng việc nhầm lẫn này có thể gây ra một số hậu quả tai hại. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi “đẻ thuê” tức là khi người chồng quan hệ trực tiếp với một người phụ nữ (không phải vợ) đến khi người phụ nữ này có thai và sinh con. Việc này vô hình trung “cổ vũ” cho lối sống “đa thê” của đàn ông nên không được khuyến khích. Khái niệm “mang thai hộ” hiện tại được hiểu theo hai hình thức:

Xem thêm:

Muốn học bí quyết dạy con? Hãy theo dõi ngay 3 mẹ vừa trẻ đẹp vừa siêu giỏi này

1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Là khi một người phụ nữ tự nguyện giúp mang thai cho cặp vợ chồng hiếm muộn. Khuyến khích áp dụng biện pháp lấy tinh trùng của người chồng và noãn của người vợ, thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung người phụ nữ tự nguyên giúp đỡ.

2. Mang thai hộ vì lợi ích vật chất

Là khi người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và hưởng lợi từ “giao dịch” đó.

Với hai hình thức trên, Luật hôn nhân và gia đình chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm hình thức còn lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai hộ với lợi ích thương mại là bất hợp pháp ở Việt Nam

Điều kiện mang thai hộ ở Việt Nam

Luật mang thai hộ ở Việt Nam chỉ rõ điều kiện để mang thai hộ và điều kiện để bệnh viện thực hiện quá trình mang thai hộ như sau:

1. Điều kiện để mang thai hộ

Điều 95 Luật HN&GĐ quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với vợ chồng người nhờ mang thai hộ

- Vợ chồng đang không có con chung với nhau;

- Người vợ được xác nhận y tế về việc không thể mang thai và sinh con thậm chí khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

- Vợ chồng đã được tư vấn tâm lý và cả pháp lý trước khi có quyết định chắc chắn muốn thực hiện mang thai hộ.

(Nguồn: Sức khoẻ và đời sống)

Với người mang thai hộ

- Là thân nhân cùng hàng trong gia đình của bên vợ hoặc bên chồng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Là người đã từng sinh con

- Người ở độ tuổi thích hợp cho việc sinh con với sức khoẻ ổn định được xác nhận y tế.

- Có sự đồng ý bằng văn bản của chồng người mang thai hộ (nếu có)

- Người này chỉ được mang thai hộ 1 lần duy nhất.

2. Điều kiện để bệnh viện được phép thực hiện mang thai hộ

Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 98/2016/NĐ-CP cho phép các bệnh viện Phụ sản Trung ương, Đa khoa Trung ương Huế, Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh… được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với các điều kiện:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Bệnh viện hoặc đội ngũ y bác sĩ thực hiện phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép;

- Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

Xem thêm:

Thủ tục mang thai hộ ở Việt Nam

Việc mang thai hộ ở Việt Nam đòi hỏi người muốn thực hiện phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau:

1. Đơn xin thực hiện việc mang thai hộ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Đơn xác nhận việc vợ chồng chưa có con chung

3. Giấy tờ xác nhận thể trạng không phù hợp hoặc khó mang thai của người vợ ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

4. Giấy cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của người được nhờ mang thai

5. Hồ sơ cam đoan của người mang thai hộ chưa từng mang thai theo hình thức này trước đây;

6. Hồ sơ xác nhận y tế về sức khoẻ và khả năng nhận phôi và mang thai của người được nhờ mang thai hộ

7. Giấy xác nhận của chồng người mang thai hộ về việc đồng ý cho mang thai hộ.

Người mang thai hộ phải là người thân của vợ hoặc chồng và hoàn toàn tự nguyện (Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc)

Ngoài ra, cả hai bên còn phải cung cấp các giấy tờ sau:

8. Hồ sơ chứng minh mối quan hệ thân thích cùng hàng trong gia phả

9. Giấy xác nhận vợ chồng đã nhận được tư vấn về y tế từ cơ sở uy tín

10. Đơn xác nhận vợ chồng đã tiếp nhận tư vấn tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

11.  Xác nhận vợ chồng đã tiếp nhận tư vấn pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

12. Văn bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Xem thêm:

Bài viết của

hoanglan