Mang thai có được tẩy giun không? Đây là thắc mắc của không ít các mẹ bầu đang trong thời kỳ mang thai. Vậy tẩy giun có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đâu là thời điểm thích hợp để tẩy giun? Các mẹ nên áp dụng biện pháp nào cho an toàn và hiệu quả khi tẩy giun, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Một số loại giun phổ biến, dấu hiệu nhận biết là gì? Cơ thể mẹ bầu và thai nhi ảnh hưởng ra sao khi bị nhiễm giun?
Bị nhiễm giun khi mang thai thực sự là nỗi phiền toái với mẹ bầu. Lúc này nhiều mẹ bầu vô cùng lo lắng, không biết mang thai có được tẩy giun không. Trước khi trả lời câu hỏi này, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu những loại giun nguy hiểm như sau:
- Giun móc: khiến thai nhi bị suy tim, thiếu máu
- Tiếp theo là giun đũa: khiến tắc ruột, thủng ruột, gây hại túi mật
- Giun tóc có thể gây hại ruột, khiến cơ thể thiếu vitamin và gây rối loạn tiêu hóa.
Khi bị nhiễm giun, mẹ bầu thường gặp một số triệu chứng dai dẳng như là:
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Xuất hiện giun trong phân
- Ngứa vùng âm đạo, đặc biệt dữ dội vào ban đêm
- Ăn không ngon
- Sút cân.
Tác hại của giun đến cơ thể mẹ bầu và thai nhi:
- Mẹ bầu có thể bị thiếu máu khi sinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Giun hút nhiều dinh dưỡng khiến cơ thể mẹ suy nhược, không đủ dưỡng chất nuôi con.
- Khi mẹ bị mắc giun, nguy cơ sinh non khá lớn, trí tuệ của bé cũng bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân khiến mẹ mang thai phải tẩy giun là gì?
Vệ sinh cá nhân không tốt là lý do chính gây nhiễm giun. Tình trạng này xảy ra khi mẹ bầu có thói quen không rửa tay bằng nước sạch cùng xà phòng. Ngoài ra, nếu mẹ dùng chung những vật dụng sau với người bị bệnh, nguy cơ nhiễm bệnh cũng có thể tăng lên:
- Khăn trải giường
- Thảm
- Quần áo
- Xà bông
- Khăn tắm.
Không những vậy, mẹ bầu có thể bị nhiễm giun qua các con đường lây truyền khác như sau:
- Qua đường ăn uống: dùng tay chạm vào hậu môn có chứa trứng giun sau đó cầm, chạm vào thức ăn
- Đường truyền nhiễm khác: trứng giun sau khi sinh, phát triển thành ấu trùng tại nếp hậu môn thì ngược lên manh tràng phát triển thành giun trưởng thành (hiếm gặp).
Mẹ bầu mang thai uống thuốc tẩy giun được không?
Số người bị mắc bệnh về giun nhiều vô số khi có đến cả trăm triệu người nhiễm bệnh lý này. Trong đó, có không ít trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm giun. Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống thuốc tẩy giun trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Những điều cần biết khi uống thuốc tẩy giun trong quá trình mang thai
- Trước khi tẩy giun, các mẹ phải có sự đồng ý của bác sĩ
- Các mẹ vẫn cần thực hiện biện pháp vệ sinh để đảm bảo không bị nhiễm giun trở lại
- Yếu tố an toàn rất quan trọng nên các mẹ cần báo bác sĩ nếu uống thuốc tẩy giun và gặp triệu chứng lạ.
Gợi ý nhóm thuốc nên hoặc không nên dùng cho mẹ bầu
Thuốc nên dùng:
- Nhóm thuốc pyrantel (với các biệt dược helmintox, combantrin) được đánh giá khá an toàn cho người có thai bị nhiễm giun cần tẩy. Mẹ bầu có thể lựa chọn sử dụng.
- Combantrin: tẩy được giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc với liều lượng trung bình 10 mg/kg cân nặng, uống 1 liều duy nhất. Nếu nhiễm 1 loại giun đũa thì mẹ bầu chỉ cần uống với liều lượng 5mg/kg cân nặng.
Thuốc không nên dùng:
- Nhóm thuốc albendazol (với biệt dược zentel, ten-400) và nhóm mebendazole (với các biệt dược mebendazol, benda 500, fugacar). Cả hai nhóm trên đều được khuyến cáo không nên sử dụng trong lúc mang thai, nhất là 3 tháng đầu (vì thai nhi có nguy cơ bị dị dạng, chịu ảnh hưởng xấu).
Những điều cần biết về tẩy giun khi mang thai
Khi thai mới ở 3 tháng đầu, tẩy giun sẽ ảnh hưởng đến bé. Nhưng nếu thai nhi lớn ngoài 3 tháng thì mẹ không cần quá lo lắng vì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên trước khi tẩy giun mẹ cần khám tại cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn và lựa chọn cho mẹ loại thuốc giun phù hợp.
Nếu tình trạng nhiễm giun không quá nặng, bác sĩ có thể khuyên mẹ chờ đến sau khi sinh mới tẩy giun. Tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm giun nặng ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi thì bác sĩ sẽ kê đơn và liều dùng hợp lý.
Thời điểm tốt nhất để uống thuốc tẩy giun là khoảng 1 – 3 tháng trước khi thụ thai để mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa bệnh giun cho mẹ bầu
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bằng cách thường xuyên giặt ga trải giường, khăn tắm, khăn ăn
- Cắt móng tay thường xuyên
- Giữ vùng hậu môn sạch sẽ
- Rửa tay nhiều lần trong ngày
- Tránh sử dụng phòng tắm công cộng
- Tránh làm trầy xước vùng hậu môn
- Mặc đồ lót vừa vặn và thay đổi ít nhất 1 lần/ngày
- Giặt quần áo bằng nước nóng
- Giữ bàn chải đánh răng trong tủ kín và làm sạch trước khi sử dụng
- Tránh ăn trong phòng ngủ
- Thường xuyên hút bụi, đặc biệt là phòng ngủ.
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi của nhiều mẹ bầu, đó là “mang thai có tẩy giun được không?”. Hy vọng qua bài viết trên, chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được chuẩn bị tốt nhất. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm
- Giải đáp thắc mắc: cho con bú có tẩy giun được không?
- Có phải tẩy giun khi mang thai sẽ làm mẹ bị sảy thai?
- Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi, nên hay không nên?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!