Luật hôn nhân và gia đình mới nhất có thể giúp bạn khai sáng nhiều hơn cũng như áp dụng vào thực tế. Vậy chúng có những điểm nào đổi mới cần phải chú ý? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!
- Luật hôn nhân gia đình có vai trò gì?
- Những thay đổi trong Luật hôn nhân và gia đình mới nhất
Luật hôn nhân gia đình có vai trò gì?
Hôn nhân là việc hai cá thể sẵn sàng gây dựng cuộc sống, chịu trách nhiệm với đối phương và được pháp luật thừa nhận. Khi đó cả hai sẽ được ký kết giấy đăng ký kết hôn và chung sống với danh nghĩa vợ chồng hợp pháp.
Luật Hôn nhân là quy phạm pháp luật được tạo nên nhằm điều chỉnh mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Bao gồm quan hệ giữa cha mẹ với con cái trong nhà, giữa các anh chị em trong nhà với nhau…
Có thể bạn chưa biết:
Tổ chức đám cưới sau tết có nên hay không? Cần lưu ý những gì?
Những thay đổi trong Luật hôn nhân và gia đình mới nhất
Việc ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã thay thếcho Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Vậy luật hôn nhân và gia đình mới nhất có gì thay đổi, khác gì so với Luật 2000 hay không?
Luật được đổi mới cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Dựa vào đó, những người chỉ được mang thai hộ trong trường hợp có đủ điều kiện. Yếu tố tiên quyết là sự cho phép từ cả hai phía: người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ. Điểm đặc biệt, người mang thai hộ phải là họ hàng thân thiết của hai bên vợ hoặc chồng.
Nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nữ giới ở độ tuổi từ 17 trở lên đã có thể kết hôn. Tuy nhiên, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, chỉ khi đủ 18 tuổi, pháp luật mới chấp nhận cho phép kết hôn với nam từ 20 tuổi trở lên.
Không thừa nhận hôn nhân đồng giới
Theo Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Kết hôn là quyền tự do của mỗi người, không thể vì giới tính mà hạn chế đi quyền tự do. Đó sự kết hợp giữa hai cá nhân với nhau dựa trên cơ sở tình yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau.”. Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình mới nhất đã không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như Luật cũ.
Điều này có nghĩa là người cùng giới có thể kết hôn, sống chung với nhau, tổ chức đám cưới như vợ chồng thực sự. Tuy vậy, việc đăng ký kết hôn thì không được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời họ không được thừa nhận mối quan hệ này.
Do đó, hôn nhân đồng giới không phát sinh quyền, nghĩa vụ vợ chồng hay thừa kế, tài sản… Khi tranh chấp xảy ra, hai bên không được phân chia theo nguyên tắc tài sản vợ chồng.
Có thể bạn chưa biết:
Làm gì để “khoác áo mới” cho cuộc hôn nhân đang trở nên tẻ nhạt?
Luật hóa việc mang thai người phụ nữ hậu ly hôn
Ở sự đổi mới này, phụ nữ mang thai giai đoạn sau kết thúc hôn nhân cũng được luật hóa. Nếu người phụ nữ sinh con trong thời gian 300 ngày kể từ lúc ly hôn thì đứa con này vẫn là con của cặp vợ chồng theo pháp luật. Trong trường hợp không ai chịu nhận con, người đó phải cung cấp những bằng chứng và được tòa chấp nhận.
Có quy định mới về chế độ tài sản của vợ chồng theo sự thỏa thuận
Việc tài sản đôi khi là chuyện nhạy cảm giữa các cặp vợ chồng. Tuy nhiên cũng không ít người rạch ròi trong chuyện này. Theo quy định, thỏa thuận về tài sản này cần lập trước khi kết hôn. Đồng thời có hiệu lực chỉ khi được ký kết, chứng thực, văn bản công chứng. Sau khi kết hôn vẫn có thể thay đổi được nếu có sự chấp thuận từ hai bên.
Đưa ra được những quy định về cách giải quyết rõ ràng, cụ thể trong mối quan hệ cha mẹ, con cái,… Có thể kể đến là giải quyết hợp đồng, nghĩa vụ giữa nam nữ không kết hôn nhưng sống chung. Cụ thể hơn, các quan hệ tranh chấp tài sản, nghĩa vụ sẽ được giải quyết dựa trên thỏa thuận từ 2 phía. Nếu không có thỏa thuận sẽ giải quyết dựa trên luật dân sự cùng quy định khác.
Quy định về tập quán áp dụng vào hôn nhân
Tập quán tốt đẹp có thể được áp dụng vào đời sống hôn nhân, gia đình. Điều kiện là những tập tục đó không vi phạm những điều cấm và trái nguyên tắc . Nếu pháp luật không có các quy định, hai bên không có thỏa thuận gì cụ thể thì có thể áp dụng.
Thêm điều luật vô hiệu hóa yêu cầu chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
Điều này xảy ra khi một trong hai bên vi phạm những quy định hôn nhân. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng, hậu quả khôn lường đến lợi ích gia đình. Có thể đó là việc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng, bồi thường thiệt hại, con chưa đến tuổi vị thành niên…
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã tích lũy thêm những kiến thức. Thông qua việc tìm hiểu những thay đổi luật hôn nhân và gia đình mới nhất, bạn càng biết được nhiều thông tin. Đồng thời cũng nắm chắc được luật và áp dụng chúng trong cuộc sống thực tế.
Nguồn tham khảo:
- Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 – Thư viện Pháp Luật
- Hôn nhân đồng giới: Luật sư nói gì? – Báo Điện tử Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Xem thêm:
- Đường đến hạnh phúc của một cuộc hôn nhân khác đạo
- Vì sao cuộc sống hôn nhân tẻ nhạt? 7 nguyên nhân khiến bạn bất ngờ
- ‘Lạt mềm buộc chặt’ – Chìa khoá giữ chồng không phải ai cũng biết
Vào ngay Fanpage của TheAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!