Lớp học dạy mẹ nuôi con tài giỏi: Kubota (Nhật Bản), trường học phát triển não bộ cho bé 0-2 tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lớp học dạy mẹ nuôi con tài giỏi mang tên Kubota tại Nhật Bản. Một trong những trường học dành cho các bà mẹ trẻ muốn giúp con phát triển não bộ từ 0-2 tuổi. Tại đây, mẹ sẽ được bật mí bí quyết nuôi dạy bé trong giai đoạn vàng. Từ đó giúp bé phát huy các tiềm năng ngay từ thuở ấu thơ. Nhờ đó trẻ lớn lên thành những công dân vừa giỏi giang lại có đạo đức, giúp ích cho đất nước và xã hội.


Kubota – Trường học dạy mẹ cách phát triển não bộ cho trẻ từ 0-2 tuổi tại Nhật Bản  

          0-2 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng. Đây cũng là khoảng thời gian mà trẻ gắn bó với mẹ nhất trong cả cuộc đời dưới bàn tay chăm sóc của người mẹ. Do đó, có thể coi độ tuổi này là thời điểm vàng để xây dựng nền tảng kĩ năng sống cũng như hình thành nhân cách cho trẻ. Nếu mẹ nắm vững các kĩ năng nuôi dạy bé trong giai đoạn này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho bé suốt cả cuộc đời. The Asianparent Việt Nam sẽ đưa bạn đọc đến tham quan trường học dành cho các bà mẹ muốn nuôi dạy con thành người tài giỏi tại đất nước mặt trời mọc.

            Trường học mang tên Kubota, được thành lập trên cơ sở công trình nghiên cứu của giáo sư Kubota Kiso. Ông là một trong các chuyên gia hàng đầu về phát triển não bộ con người tại Nhật Bản. Phương châm của trường là dạy trẻ sơ sinhđể bé phát huy tiềm năng não bộ ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng điều ngạc nhiên là trường học này không dành riêng cho các em bé. Đối tượng học viên ở đây chính là các bà mẹ trẻ đang có con trong độ tuổi từ 0-2.

Điểm khác biệt lớn nhất của trường học này là gì?

         Đây có thể coi là trường học duy nhất ở Nhật Bản chú trọng dạy mẹ cách phát triển não bộ cho bé. Trường học đã thành lập được 8 năm với hơn 2000 cặp mẹ con tham gia vào lớp học. 

       Đến đây các giáo viên sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn lợi ích của việc rèn luyện não bộ cho bé từ 0-2 tuổi như:

  • Nếu cha mẹ biết cách nuôi dưỡng và dạy bé nhằm khuyến khích phát triển thể chất và trí não, bé sẽ lớn lên với một tiềm năng lớn lao, khả năng tiếp thu nhanh, nạp được lượng thông tin lớn, không có gì khó khăn để bé trở thành người tài giỏi.
  • Nếu bé được rèn luyện khả năng phân tích, bé cũng sẽ lựa chọn người bạn đời tốt hơn. Do đó, tỉ lệ ly dị trong tương lai cũng sẽ ít đi.
  • Bé có những phát triển tốt từ 0-2 tuổi, còn giúp giảm quá trình lão hóa sau này. Bé lớn lên sẽ biết phân biệt phải trái, không sử dụng bạo lực.

Lớp học dành cho các mẹ có con dưới 1 năm tuổi

           Đây là lớp học dành cho các mẹ có con dưới 1 năm tuổi. Phần lớn các bé mới chỉ đang 3-4 tháng tuổi. Thậm chí nhiều bé còn chưa ngồi vững. Tại lới học này, mẹ sẽ được học các kĩ năng: dạy bé tập ngồi ghế, ú òa cùng con, dạy trẻ cầm nắm, thả bóng cho bé luyện quan sát và múa hát cùng con. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

       Hướng dẫn mẹ dạy cho bé cách ngồi để tăng độ dẻo dai cho cơ thể 

          Một bộ bàn ghế được thiết kế đặc biệt dành cho bé thuộc lứa tuổi này. Trước khi ngồi, mẹ cần phải nói rõ cho bé biết là bé sẽ được tập ngồi như thế nào. Thời gian tập ngồi rất ngắn để tránh bé cảm thấy nhàm chán và dễ bị mỏi cơ. Lợi ích của việc rèn luyện này là giúp bé tập giữ thăng bằng, dạy bé cách nhìn thẳng về phía trước. Tất cả đều là các kĩ năng quan trọng với bé trong giai đoạn này.

    Dạy mẹ cách thay bỉm tã cho bé

         Giáo viên hướng dẫn mẹ vừa thay bỉm vừa nói chuyện với bé. Ví dụ mẹ vỗ vào chân phải của bé, rồi nhấc chân phải bé lên. Chạm nhẹ chân trái và giơ chân trái lên nhé. Cách làm này sẽ dạy bé hiểu rằng. Nếu mẹ chạm vào nghĩa là con cần giơ chân lên nhé. Điều quan trọng nhất là mẹ phải nói chuyện với bé bằng ngôn ngữ của người lớn, tuyệt đối không giả giọng trẻ con. Và từ từ tiến sát đến gần con trong tầm 40cm để giao tiếp bằng ánh mắt với bé. Sau khi thay bỉm mẹ hãy dạy bé cách xòe, nắm chân, tay. Việc này giúp bé hiểu được rằng:

  • Đã đến giờ thay bỉm.
  • Dạy bé về thế giới xung quanh cũng như cảm nhận được tình yêu thương của mẹ dành cho bé. 
  • Bé sẽ cảm thấy vui vẻ và dễ chịu mỗi khi được thay bỉm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

       Chơi ú òa cùng con

       Với hoạt động này, mẹ giúp bé luyện tập kĩ năng ghi nhớ, dự đoán điều sắp xảy ra và dạy bé cách chờ đợi.  Vừa vui lại vừa rèn luyện cho não bộ của bé.

      Dạy bé cách cầm nắm trước gương  

       Mẹ bé cùng nhau hát

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

         Mỗi một kĩ năng mẹ sẽ được luyện tập nhiều lần để có thể hiểu rõ tác dụng và thực hành luyện tập với bé khi ở nhà.  Để việc học có hiệu quả, mỗi lớp học sẽ chỉ có 8 cặp mẹ con và 3 giáo viên giảng dạy.

Lớp học dành cho các mẹ có con từ 1-2 tuổi

         Các hoạt động dạy và học sẽ khác với lớp học 1 tuổi vì tính chất mốc phát triển của các bé. Trong lớp học này các bé cũng sẽ được tập ngồi trên nghế. Bé được tập ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, chân chạm sàn, là một cách để rèn khả năng tập trung cho bé. Bé cùng mẹ hát múa theo bài hát mô phỏng tiếng con vật. Bé sẽ phải dừng lại theo nhịp của bài hát. Đây đều là các hoạt động nhằm kích thích não bộ cho bé. Với các bé 2 tuổi, trường chú trọng dạy các mẹ rèn luyện kĩ năng vận động thô và tinh cho bé. 

           Dùng giấy màu dán lên đầu ngón tay của bé, dạy bé cách chạm các màu vào nhau để luyện cơ tay cho bé.  Mặc dù đây đều là các hoạt động đơn giản nhưng lại rất hấp dẫn và thú vị đối với bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

             Dạy mẹ cách rèn luyện độ dẻo dai thể chất cho bé thông qua các hoạt động như lên xuống cầu thang. Dạy bé biết cách dừng lại, nhảy, giữ thăng bằng. Một khi thể chất được rèn luyện thì sẽ kích thích não bộ bé học hỏi nhanh hơn.

            Tập cho bé chơi với bóng để dạy bé các kĩ năng sau:

  • Bé muốn chơi nhưng nếu không cẩn thận có thể sẽ bị trơn ngã. Dạy cho bé biết cẩn trọng, biết tập trung vào sự vật xung quanh mình.
  • Để bé phân loại bóng to, bóng nhỏ. Nếu bé làm sai tuyệt đối không nói với bé rằng không phải, bé làm sai rồi. Quan trọng là phải giải thích cho bé nghe đây là bóng to phải để vào đâu, bóng nhỏ phải để vào đâu. Một cách để rèn luyện cho mẹ luôn có thái độ tích cực khi dạy con.
  • Trong vòng 10 giây mẹ và bé phải cất bóng. Nếu hết giờ túi sẽ đóng lại. Dạy bé biết cách hoàn thành công việc theo thời hạn quy định.

         Hoạt động cuối cùng là mẹ cùng đọc sách kể chuyện cho bé nghe. Tất cả các hoạt động trong lớp học này giáo viên chỉ là người hướng dẫn và mẹ trực tiếp làm cùng bé.

         Giáo sư Kubota Kiso cũng khuyên cha mẹ nên áp dụng 8 nguyên tắc sau khi nuôi dưỡng trẻ sơ sinh nhằm giúp bé phát triển trí não: 

  1. Giao tiếp với bé như một người lớn.
  2. Thường xuyên chơi ú òa với bé, ít nhất từ 5 lần/ngày. 
  3. Hãy trò chuyện với bé khi thay bỉm.
  4. Mặc quần áo nhiều màu sắc cho bé để rèn cho bé trí nhớ về màu sắc cũng như khiếu thẩm mỹ.
  5. Cõng bé trên lưng để dạy bé cách giữ thăng bằng
  6. Dạy bé bằng cách làm mẫu mọi hoạt động cho bé quan sát và noi theo. 
  7. Tạo ra các tình huống để bé được thường xuyên được lựa chọn, đưa ra quyết định chọn lựa.
  8. Mỗi khi bé thành công hay làm được một điều gì đó, mẹ không những khen bé mà còn phải chạm vào bé để bé cảm nhận được điều đó bằng cách tiếp xúc da (phần da có tơ lông mới đạt hiệu quả)

       Các mẹ tham gia lớp học đều nhận xét. Đến đây mẹ được học cách nuôi dạy con thông qua góc nhìn của trẻ chứ không phải của người lớn. Các mẹ cũng hi vọng rằng bé lớn lên không chỉ thành công trong cuộc sống mà còn cảm thấy hạnh phúc thực sự. Các bé sẽ chính là những chủ nhân tương lai góp phần xây dựng nên một thế giới tươi đẹp hơn.  


Bài và ảnh được tổng hợp từ ThaiPBS

Mời bạn đọc xem thêm các bài viết về chủ đề Mẹ Nhật Bản dưới đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh mổ ở Nhật Bản – Nhẹ nhàng như một chuyến nghỉ dưỡng cuối tuần

Một ngày ở trường mẫu giáo “kỷ luật thép” của Nhật Bản

Học phương pháp nuôi con của Hoàng Hậu Nhật Bản

Phương pháp giáo dục trẻ mầm non của Nhật Bản

 

 

 

 

Bài viết của

Minh Hương