Lịch sinh hoạt khoa học cho bé 5 tháng tuổi giúp mẹ nhàn, con khỏe

Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi thực chất là sự sắp xếp thời gian hợp lý, được chia tuần tự theo nhu cầu ăn, ngủ của trẻ kể từ thời điểm bé bắt đầu thức giấc. Ở độ tuổi này, 1 ngày của bé nên kết thúc trước 6 giờ chiều và ngủ sớm từ 7 giờ tối để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về thể chất và trí não.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi là vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm. Tạo thói quen sinh hoạt cho bé từ nhỏ giúp bé phát triển toàn diện hơn.

  • Những sự thay đổi về thể chất và kỹ năng của em bé 5 tháng tuổi
  • Cùng mẹ xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi
  • 1 số lưu ý nhỏ dành cho mẹ khi sắp xếp lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi
  • Tạm kết

Những sự thay đổi về thể chất và kỹ năng của em bé 5 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi: Ở tháng thứ 5, ngoài những thay đổi dễ dàng nhận thấy khi con ngày càng cứng cáp hơn, biết thể hiện nhiều cảm xúc và khả năng ngôn ngữ, thì mẹ cũng nên quan tâm đến sự biến chuyển về giấc ngủ và chế độ dinh dưỡng của bé. Đảm bảo đủ cả 3 hoạt động quan trọng nhất của trẻ trong thời gian này là ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc và hoàn thiện thêm nhiều kỹ năng mới.

Sự thay đổi về giấc ngủ

Thời gian ngủ của trẻ 5 tháng tuổi: Hầu hết các bé bước sang tháng tuổi này đều có thể bắt đầu 1 lịch trình ngủ – thức đều đặn. Đó chính là lý do mà các chuyên gia khuyên mẹ nên chọn thời điểm quan trọng này để xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi. Khá nhiều bé đã có thể ngủ xuyên đêm từ 6 – 8 tiếng mà không cần dậy ăn. Ngoài ra, trẻ vẫn cần từ 2 – 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày để đảm bảo ngủ đủ 14 – 15 tiếng/ngày.

Nhu cầu dinh dưỡng

Giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, cung cấp năng lượng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Bé 5 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Mỗi ngày, mẹ cần duy trì cho trẻ bú ít nhất 7 – 10 cữ hoặc 700 – 950 ml sữa công thức hoặc kết hợp cả 2.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1 số bé háu đói đã biết nhóp nhép miệng bắt chước khi nhìn thấy người lớn ăn. Tùy từng trường hợp, mẹ có thể xem xét việc bắt đầu cho con tập làm quen với việc ăn dặm bằng những thực phẩm lành tính, an toàn với hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Cùng mẹ xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi

Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi thực chất là sự sắp xếp thời gian hợp lý, được chia tuần tự theo nhu cầu ăn, ngủ của trẻ kể từ thời điểm bé bắt đầu thức giấc. Ở độ tuổi này, 1 ngày của bé nên kết thúc trước 6 giờ chiều và ngủ sớm từ 7 giờ tối để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về thể chất và trí não.

Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng lịch sinh hoạt của bé 5 tháng tuổi với giả định thời gian có thể thức khoảng 1,5 – 2 giờ giữa các giấc ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời gian biểu buổi sáng

  • 7h: Thức giấc. Mẹ nên thay đổi ánh sáng trong phòng ngủ để bé phân biệt được thời gian. Lúc này, mẹ có thể trò chuyện tạo sự vui vẻ, dễ chịu cho con đồng thời thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa mặt, thay bỉm;
  • 7h – 7h30: Bé bú mẹ hoặc bú bình trong 10 – 20 phút. Một em bé 5 tháng tuổi có thể bú khoảng 200ml/ lần và nên duy trì ăn đều đặn vào khung giờ này;
  • 7h30 – 8h: Mẹ cho bé chơi trong nhà hoặc ra ngoài tắm nắng, dạo mát nếu thời tiết đẹp;
  • 8h – 9h: Ngủ sáng giấc ngắn 1 tiếng. Mẹ nên cho bé ngủ trong nôi, cũi, phòng yên tĩnh, không có tiếng ồn hay ánh sáng làm bé khó chịu;
  • 9h – 11h: Con thức giấc, mẹ thay tã, cho bú sữa.

Thời gian biểu buổi trưa

  • 11h – 12h: Bé chơi cùng mẹ hoặc người thân trong nhà. Con cũng có thể tự chơi bằng các hoạt động thể chất, vận động tay chân.
  • 12h – 14h30: Con ngủ giấc trưa khoảng 1,5 – 2 tiếng.

Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi vào buổi chiều

  • 14h30 – 15h: Bé bú sữa. Mẹ lưu ý vỗ ợ hơi cho con sau cữ ăn để bé không bị nôn trớ, đầy bụng;
  • 15h – 16h: Vui chơi. Mẹ có thể dành thời gian cho con vào khung giờ này hoặc cho con chơi cùng người khác. Nếu là trẻ nhỏ như anh chị thì nên trong tầm kiểm soát của người lớn;
  • 16h – 16h30: Con ngủ giấc ngắn, không kéo dài quá 45 phút và dậy trước 5h chiều. 1 số bé có thể bỏ giấc này và chơi liên tục trong vòng 2 tiếng. Nếu vậy, mẹ có thể tranh thủ tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho trẻ trước bữa chiều;
  • 17h – 17h30: Bé bú theo cữ từ 15 – 20 phút;
  • 17h30 – 18h: Mẹ chuẩn bị các hoạt động cần thiết trước khi đi ngủ như tắm rửa, massage…

Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi vào buổi tối

  • 18h – 19h: Cho bé bú no theo nhu cầu nhưng không nên để con ngủ thiếp đi trong lúc ăn. Sau cữ bú, mẹ nên chuyển giấc đêm cho trẻ bằng cách đặt bé vào nôi cũi, nghe nhạc, kể chuyện… Giảm dần cường độ ánh sáng và không gây ra tiếng động mạnh;
  • 19h – 1h/3h đêm: Ngủ giấc đêm dài từ 6 – 8 tiếng
  • 1h – 1h30 hoặc 3h – 3h30: Bú sữa theo nhu cầu
  • 1h30/3h30 – 7 giờ sáng: Ngủ đêm.

1 số lưu ý nhỏ dành cho mẹ khi sắp xếp lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi

  • Nếu bé không tỉnh giấc ọ ẹ sau giấc ngủ dài, mẹ không cần đánh thức mà có thể để bé ngủ xuyên đêm đến sáng hôm sau. Việc bé tự bỏ 1 giấc ngắn chiều là hoàn toàn bình thường, không nên quá cứng nhắc bắt ép bé ngủ vào khung giờ này;
  • Lịch sinh hoạt của bé 5 tháng tuổi có thể duy trì cho đến hết tháng thứ 6 của trẻ vì sự phát triển trong 2 giai đoạn này là tương đương;
  • Cần thực hiện thời gian biểu mới ít nhất từ 1 tuần trở lên để trẻ có thể làm quen và hình thành nhịp sinh học phù hợp. Với lịch sinh hoạt này, nếu duy trì tốt thì ngay cả khi mẹ đi vắng, bé cũng không gặp khó khăn gì trong quá trình ăn, chơi, ngủ khi ở cùng người thân;
  • Lịch sinh hoạt có thể thay đổi 1 chút về khung giờ trong thời gian con rơi vào tuần wonder week, thay đổi nơi ở hoặc khi con không được khỏe. Ngay sau khi mọi thứ trở lại bình thường, mẹ nên thực hiện lại lịch sinh hoạt quy củ theo đúng tháng tuổi của con;
  • Đối với các bé bú sữa công thức, việc đi ngoài sẽ diễn ra hằng ngày để tránh táo bón. Nếu phân của trẻ cứng và con khóc thét khi đi ngoài khó khăn, cần đưa bé đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Tạm kết

Thực tế là xây dựng lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi tưởng khó mà lại dễ. Quan trọng là mẹ phải hiểu được những thay đổi của trẻ để có những điều chỉnh hợp lý trong các giai đoạn chuyển tiếp. Bé rất cần mẹ ở bên để cùng con làm quen với sự thay đổi trong thời gian biểu này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi