Lên kế hoạch nghỉ thai sản với 4 bước quan trọng không thể thiếu dành cho mẹ bầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc lên kế hoạch nghỉ thai sản chi tiết, tỉ mỉ và rõ ràng với 4 bước quan trọng này sẽ giúp mẹ bầu không còn lo lắng về những ngày ở nhà chăm con sắp tới.

Mẹ bầu được nghỉ thai sản trong thời gian bao lâu?

9 tháng 10 ngày mang thai và những tháng ngày nuôi con đầu đời là quãng thời gian hạnh phúc nhưng cũng đầy vất vả của người mẹ. Bằng việc quy định thời gian nghỉ thai sản cụ thể, chi tiết, pháp luật đã và đang ghi nhận và bảo vệ sức khỏe của lao động nữ.

Theo điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định khá chi tiết về thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ, cụ thể như sau:

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Cần chuẩn bị lên kế hoạch nghỉ thai sản trước khi sinh như thế nào?

Với thời gian nghỉ thai sản khá dài như trên thì việc lên kế hoạch nghỉ thai sản trước khi sinh là bước quan trọng và cần thiết. Điều này sẽ giúp mẹ bầu chủ động bàn giao, hoàn thành công việc trước khi sinh và chuẩn bị đi làm trở lại sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc.

Tính chất công việc của mỗi người phụ nữ không phải đều như nhau nhưng nhìn chung mẹ bầu nên lưu ý về 4 vấn đề cụ thể trong thời gian nghỉ thai sản như sau.

1. Chủ động tài chính trong thời gian nghỉ thai sản 

Trong thời gian nghỉ thai sản, mẹ vẫn sẽ được hưởng lương theo chế độ nghỉ thai sản do nhà nước quy định. Tuy nhiên với khoảng thời gian nghỉ này bạn sẽ phải có thêm các chi phí phát sinh do nuôi con nhỏ. Chính vì vậy việc chủ động tài chính sẽ là bước cần thiết để bạn không phải lo lắng trong thời gian ở nhà của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu nên có một tài khoản riêng dành cho khoảng thời gian mang thai và nghỉ sinh con. Trong đó phân chia rõ các mục cần chi tiêu hàng tháng như tiền sữa, tiền tã bỉm, tiền quần áo, đồ chơi cho bé, ... thức ăn bồi dưỡng cho mẹ, ...

Với trường hợp các mẹ nghỉ không lương (khi cần thiết) thì mẹ nên có sẵn một khoản tiền dự trù cho thời gian này. 

2. Trao đổi với sếp về công việc và thời gian nghỉ thai sản

Mẹ bầu đừng chủ quan nghĩ rằng nghỉ thai sản là quyền đã có sẵn mà lặng lẳng không nói không rằng với sếp của mình. Hãy là người tinh tế và có trách nhiệm với mọi công việc ngay khi biết mình mang bầu.

Trao đổi cụ thể với cấp trên về việc mang thai và thời gian dự sinh cũng như kế hoạch công việc trong thời gian sắp tới của mình. Trên thực tế, phụ nữ khá thiệt thòi so với các đồng nghiệp nam trong thời gian mang thai và sinh con. Việc này có thể khiến cho công cuộc thăng tiến của họ bị "chậm trễ" và đôi khi là cái nhìn "cảm thông" không cần thiết với tình trạng mang thai của mẹ bầu.

Vì vậy, mẹ cần nói chuyện cụ thể, đưa ra những mốc công việc cụ thể cùng giải pháp tốt nhất trong quá trình mình mang thai và nghỉ thai sản. Điều này sẽ giúp sếp của bạn hiểu rằng, dù bạn có nghỉ để sinh con nhưng bạn vẫn là một thành viên không thể thiếu và "không nên bị thay thế" ở nơi làm việc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Bàn giao công việc cho đồng nghiệp một cách cụ thể trước khi nghỉ 

Trước thời điểm nghỉ thai sản, mẹ bầu nên nói chuyện và thông báo cho các đồng nghiệp của mình biết ít nhất là một tuần.

Cũng trong thời gian này, mẹ cần cố gắng giải quyết tất cả những công việc tồn đọng và hoàn thành thật tốt chúng. Bàn giao cụ thể công việc cho những người có liên quan. Sắp xếp giấy tờ, file tài liệu một cách tỉ mỉ, chi tiết, có hệ thống, dễ dàng tìm kiếm.

Nhờ vậy mà trong thời gian nghỉ sinh mẹ bầu cũng yên tâm hơn về công việc và đồng nghiệp cũng dễ dàng tiếp nhận công việc mà không gặp khó khăn, trở ngại nào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Giữ liên lạc công việc kể cả trong khi nghỉ

6 tháng là khoảng thời gian khá dài đối với kế hoạch làm việc của một công ty. Bạn nên tiếp tục giữ liên lạc với những đồng nghiệp thân thiết. Hỏi thăm họ về tình hình của công ty, những quy định mới hay các thay đổi về cách làm việc trong thời gian bạn đang nghỉ.

Nhìn theo khía cạnh tích cực, bạn sẽ được hưởng lợi từ điều này rất nhiều. Sếp và đồng nghiệp sẽ đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của bạn. Đồng thời, ngay khi quay trở lại làm việc, chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy hụt hẫng với những thay đổi chóng mặt của công việc.

4. Chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm quay trở lại làm việc 

Thử thách lớn nhất của người phụ nữ sau khi quay trở lại làm việc không phải là núi công việc đang chờ đợi mà chính là em bé của bạn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bé vẫn bú sữa mẹ, quấn mẹ không dời, lịch sinh hoạt không quy củ thì mối bận tâm về con cái lại chính là khó khăn lớn nhất với một người mẹ ở nơi làm việc.

Chính vì vậy mà trước thời điểm đi làm lại từ 1-2 tháng, bạn cần sắp xếp mọi thứ đi vào nề nếp rõ ràng. Tìm người trông bé. Tập cho con bú bình hoặc ăn dặm với thức ăn mẹ chuẩn bị sẵn. Rèn con vào nếp ăn ngủ có giờ giấc. Những việc này sẽ giúp tránh cho bé tình trạng quấy khóc nhiều hay ốm vặt khi không có mẹ ở bên.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương